Chú chồn lười học, chiếc rìu của bác tiều phu… là những câu chuyện cổ tích hay, nổi bật về lòng kiên nhẫn.
Lòng kiên nhẫn là một trong những đức tính đẹp của con người, trong quá trình trưởng thành, trẽ có thể sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, nếu có lòng kiên trì và cố gắng chúng ta vẫn có thể đối mặt và vượt qua nó.
Dạy trẻ hiểu biết và rèn luyện tính kiên nhẫn thông qua các câu truyện cổ tích là cách giáo dục thông minh mà bố mẹ nên áp dụng. Dưới đây là top 3 câu chuyện nổi bật về lòng kiên nhẫn, mẹ có thể kể cho con nghe để giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ, khả năng tư duy và kỹ năng sống.
Chiếc rìu của người tiều phu
Trên núi có một tiều phu đốn củi kiếm sống, phải khó khăn lắm anh mới dựng được ngôi nhà gỗ nhỏ để có thể che gió che mưa.
Một ngày, anh mang củi đã đốn được đi vào trong thành đổi lấy hàng hóa, mãi tới xế chiều mới về đến nhà, thì phát hiện nhà của mình đang bị cháy.
Hàng xóm đều chạy đến giúp anh ta dập lửa, nhưng vì trời đã chạng vạng tối mà gió lại thổi rất mạnh, nên không thể dập cháy được. Mọi người đều hết cách, chỉ biết đứng một bên nhìn ngọn lửa thiêu đốt căn nhà gỗ.
Khi lửa đã tắt, anh tiều phu tay cầm một cây gậy, đi vào căn nhà đã cháy rụi không ngừng lục bới tìm kiếm.
Người đứng ngoài xem đều cho rằng anh ta đang tìm bảo vật gì đó, nên đều rất tò mò đứng quan sát.
Sau nửa ngày, tiều phu cuối cùng cũng hưng phấn hô lên: “Tôi tìm thấy rồi, tôi tìm thấy rồi!”.
Những người hàng xóm nghe thấy thế đều nhao nhao nhìn về trước xem rốt cuộc đó là cái gì, nhưng chỉ thấy tay anh ta đang cầm cái rìu sắt. Tiều phu tràn đầy tự tin nói: “Chỉ cần có cái rìu này, tôi có thể làm một ngôi nhà mới kiên cố vững chắc hơn”.
Vì có lòng kiên nhẫn mà người tiều phu đã tìm thấy cây rìu của mình trong đống tro tàn.
Con ngựa chờ làm nghiệp lớn
Có một con thiên lý mã trẻ tuổi, đang đợi Bá Nhạc đến phát hiện ra nó.
- Thương gia đến, nói: "Bạn sẵn lòng đi theo tôi không?"
Ngựa lắc đầu nói: :"Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo thương gia vận chuyển hàng hóa được?"
- Binh lính đến, nói: "Bạn có muốn đi theo tôi không?"
Ngựa lắc đầu nói: "Tôi là thiên lý mã, một binh sĩ bình thường sao có thể phát huy hết khả năng của tôi?"
- Thợ săn đến, nói: "Bạn sẵn sàng đi theo tôi không?"
Ngựa lắc đầu nói: "Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo hầu thợ săn?"
Ngày qua ngày, năm qua năm, con ngựa vẫn chưa tìm được cơ hội lý tưởng cho mình.
Rồi một ngày, khâm sai đại thần phụng mệnh đến nhân gian tìm kiếm thiên lý mã. Thiên lý mã gặp được khâm sai đại thần, nói: "Tôi chính là thiên lý mã mà ông muốn tìm."
Khâm sai hỏi: "Bạn có thông thuộc đường đi trên đất nước chúng ta không?", Ngựa lắc đầu.
"Bạn đã từng ra trận, có kinh nghiệm tác chiến chưa?", Ngựa lắc đầu
Khâm sai lại hỏi: "Tôi có thể dùng bạn vào việc gì?"
Ngựa trả lời: "Tôi có thể một ngày đi được một nghìn dặm, một đêm đi được 800 dặm"
Khâm sai đại thần cho ngựa chạy thử một đoạn đường. Ngựa cố gắng hết sức chạy tiến lên phía trước, nhưng chỉ được vài bước nó đã thở hồng hộc, mồ hôi chảy đầm đìa.
"Bạn già rồi, không dùng được!", nói xong khâm sai liền bỏ đi.
Chú ngựa vì mãi chờ cơ hội tốt, không chịu rèn luyện bản thân, đến cuối cùng thì để tài năng trôi qua lãng phí, vậy nên lòng kiên nhẫn nên đặt đúng chỗ, vào đúng việc.
Chú chồn lười học
“Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường, chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.
Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được.
Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.
Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường, chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”.
Chú chồn cuối cùng đã tiếp nhận sự chỉ dạy của chú sư tử và tìm được đường về nhà.
Bài học về tính kiên nhẫn từ chuyện cổ tích
Truyện cổ tích là một trong những cách giáo dục tốt giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ. 3 câu truyện cổ tích trên không chỉ giúp trẻ tăng trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ mà còn mang đến cho trẻ nhiều bài học hay về cuộc sống, lòng kiên trì, đức tính nhẫn nại.
Những câu truyện cổ tích giúp trẻ hiểu hơn về tính kiên nhẫn, học cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.