3 món ăn hàng ngày tưởng bổ nhưng cung cấp “dinh dưỡng giả” cho con

Hạ Mây - Ngày 23/08/2021 09:33 AM (GMT+7)

Ngoài cơm canh bình thường cho trẻ, có 3 món ăn thực tế lại bổ sung “dinh dưỡng giả tạo” điển hình, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều.

Một em bé ở giai đoạn phát triển luôn được cha mẹ rất chú trọng chế độ dinh dưỡng với nhiều thực phẩm có lợi cho trẻ. Từ xa xưa, cơm (gạo) được coi là nguồn lương chính và cũng là thức ăn chủ đạo trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nhiều bà mẹ cho rằng cơm (gạo) là thức ăn bổ sung tốt nhất, bởi dân gian có câu "mạnh vì gạo".

Thế nhưng nhiều năm trở lại đây, một số nghiên cứu khoa học chỉ ra gạo trắng không phải là thực phẩm có tác dụng  bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể, ngược lại gạo trắng chứa nhiều đường, ăn nhiều hàng ngày có thể gây tiểu đường, rối loạn lipid máu, béo phì... đặc biệt là trẻ em. 

Ngoài ra, một nghiên cứu về tác hại khi ăn nhiều cơm trắng tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng cơm trắng trong một thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa cao hơn so với nhóm đối tượng khác.

Sau khi phân tích, nhiều nhà dinh dưỡng học đã chỉ ra nhận định nếu trẻ ăn cơm nhiều sẽ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của các con. Cơm quá mềm dẻo cũng khiến trẻ không thể tận dụng sức nhai của răng và cơ hàm mặt, không tốt cho thói quen nhai thức ăn sau này của con.

Tuy chưa có những bằng chứng, chứng minh khoa học, song cũng có thể thấy cơm (gạo) trắng còn nhiều khuyết điểm và là một thực phẩm mẹ đừng lầm tưởng tốt cho sức khỏe của trẻ mà cho con ăn nhiều. Trong số những món ăn hàng ngày, cơm gạo trắng không phải là thực phẩm duy nhất “tưởng tốt mà không tốt", bởi kinh nghiệm dân gian, yếu tố thương mại và những lời đồn thổi đã khiến đánh giá về dinh dưỡng của những món ăn này bị sai lệch. 

Dưới đây là 3 loại thức ăn mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều vì “hại nhiều hơn lợi", cung cấp dinh dưỡng “giả tạo" mà nhiều cha mẹ có thể không biết.

3 món ăn hàng ngày tưởng bổ nhưng cung cấp “dinh dưỡng giả” cho con - 2

Những món ăn “không tốt như lời đồn", mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều

Nhiều món ăn quen thuộc hàng ngày tưởng chừng cung cấp dinh dưỡng, nhưng thực chất không hề giúp ích gì cho sức khỏe của trẻ, thậm chí còn có hại.

Canh xương hầm với rau củ quả

Chắc hẳn nhiều người vẫn tin vào quan niệm xa xưa “ăn gì bổ nấy", do đó mà món canh xương hầm được xem là một món ăn rất bổ dưỡng và tốt cho xương khớp của trẻ, không chỉ cung cấp nhiều vitamin từ rau củ mà còn giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh.

Món canh thơm phức với nước canh đậm đà, sánh đặc từ nước hầm xương trong tâm thức của nhiều bậc phụ huynh là rất giàu dinh dưỡng, thực tế lại là một suy nghĩ sai lầm, trong canh hầm xương hoàn toàn chỉ có hàm lượng chất béo khổng lồ trong nước hầm xương, là chất béo không tốt. Bên cạnh đó, việc canh xương bổ sung canxi cho trẻ là thiếu khoa học.

Canh hầm từ xương chứa lượng chất béo lớn, trẻ ăn nhiều có thể khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa, khiến con tăng cân mất kiểm soát gây béo phì, máu nhiễm mỡ, tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

Canh hầm từ xương chứa lượng chất béo lớn, trẻ ăn nhiều có thể khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa, khiến con tăng cân mất kiểm soát gây béo phì, máu nhiễm mỡ, tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

Nếu trẻ nạp quá nhiều chất béo không tốt cho thể sau khi ăn canh xương hầm có thể sẽ gây ra hiện tượng tích tụ mỡ thừa, khiến con tăng cân mất kiểm soát gây béo phì, máu nhiễm mỡ, tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

Ngoài ra việc ăn nhiều chất béo khiến trẻ no lâu, không thể dung nạp thêm các món ăn khác, ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Hệ tiêu hoá của trẻ cũng phải làm việc quá tải, gây ảnh hưởng đến đường ruột.

Nước sinh tố, rau luộc

Bởi trẻ lười ăn rau, nhiều mẹ hay luộc rau hoặc xay sinh tố rau củ quả trái cây như một cách kích thích vị giác, giúp con bổ sung vitamin. Tuy nhiên cách làm này không hiệu quả nhiều như mong đợi.

Đầu tiên, món rau luộc với cách chế biến rau ở nhiệt độ cao và thời gian dài có thể làm giảm hàm lượng dinh dưỡng ban đầu của các loại rau.

Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra quá trình luộc chín rau quả với nước, lượng lớn chất dinh dưỡng bị mất đi, chỉ còn lại một số lượng chất xơ nhất định.

Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra quá trình luộc chín rau quả với nước, lượng lớn chất dinh dưỡng bị mất đi, chỉ còn lại một số lượng chất xơ nhất định.

Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra quá trình luộc chín rau quả với nước, lượng lớn chất dinh dưỡng bị mất đi, chỉ còn lại một số lượng chất xơ nhất định. Do đó cho trẻ ăn rau luộc nhiều thực tế không cung cấp được quá nhiều dinh dưỡng mà mẹ nên thay bằng cách HẤP RAU CỦ QUẢ cho bé. Cách chế biến bằng phương pháp hấp có thể giữ được nhiều hơn 53% lượng vitamin có trong rau củ. Ngoài ra, hấp rau có thể giúp mùi vị rau vẫn giữ nguyên, kích thích vị giác của trẻ. Nếu muốn luộc rau cho trẻ, mẹ nên cho rau củ vào luộc khi nước trong nồi đã sôi 100 độ C sẽ giảm thời gian làm chín rau, nhờ vậy giữ được nhiều vitamin hơn.

Thứ hai, về món sinh tố, có thể thấy uống sinh tố sẽ lấy được ít chất xơ hơn so với việc ăn trái cây tươi. Nước ép công nghiệp cũng chứa ít canxi, đạm và chất béo hơn sữa. Ngoài ra cách chế biến nước ép, sinh tố buộc mẹ phải thêm đường, sữa đặc và đá lạnh… đều không tốt cho trẻ. Tốt nhất, nên cho trẻ ăn luôn trái cây sau khi rửa sạch và cắt nhỏ.

Váng sữa, bánh pudding trứng dành cho trẻ

Ngày nay trẻ được sử dụng váng sữa như một thực phẩm bổ sung cho bữa phụ vì lời quảng cáo của nhà sản xuất hứa hẹn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho trẻ từ món ăn này. Thực tế các quảng cáo công dụng của váng sữa tại đại lý hay siêu thị chỉ mang tính chất tham khảo. Việc ba mẹ cho trẻ ăn nhiều váng sữa có tốt không còn phụ thuộc vào mục đích và cách dùng. 

Váng sữa dành cho trẻ có chứa hàm lượng chất béo, calo cao hơn so với đạm, do đó ăn nhiều váng sữa trẻ sẽ thiếu đạm và các chất dinh dưỡng khác.

Váng sữa dành cho trẻ có chứa hàm lượng chất béo, calo cao hơn so với đạm, do đó ăn nhiều váng sữa trẻ sẽ thiếu đạm và các chất dinh dưỡng khác.

Váng sữa dành cho trẻ có chứa hàm lượng chất béo, calo cao hơn so với đạm, do đó ăn nhiều váng sữa trẻ sẽ thiếu đạm và các chất dinh dưỡng khác.

Lượng mỡ thừa tích tụ khiến con tăng cân, béo phì. Ngoài ra, một số món ăn vặt có kết cấu tương tự như váng sữa (bánh flan, pudding trứng…) đều khiến trẻ thích ăn và thưởng thức rất ngon miệng bởi vị ngọt nhưng lại chứa rất nhiều loại đạm không dễ tiêu hoá, có thể gây ra hàng loạt vấn đề về tiêu hóa cho trẻ.

Còn rất nhiều các món ăn khác mà cha mẹ lầm tưởng tốt cho trẻ, tuy nhiên 3 món ăn trên chính là điển hình nhất, cho thấy cha mẹ không nên tin lời đồn đại mà phải nghiên cứu kỹ càng trước khi chế biến cho trẻ. Khi nấu nướng hằng ngày cho trẻ, cha mẹ phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định để trẻ những món ăn phát huy tác dụng dinh dưỡng tốt nhất cho con.

3 món ăn hàng ngày tưởng bổ nhưng cung cấp “dinh dưỡng giả” cho con - 6

Lưu ý khi chế biến các món ăn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách

3 món ăn hàng ngày tưởng bổ nhưng cung cấp “dinh dưỡng giả” cho con - 7

Thức ăn cho trẻ phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi

Khi chế biến thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho bé, mẹ phải chú ý tách riêng thức ăn sống và thức ăn chín không được để chung trong tủ lạnh hoặc dụng cụ nhà bếp vì bản thân mức độ vệ sinh của thức ăn sống và chín là khác nhau, dễ lây lan vi khuẩn đường ruột cho bé.

Mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh các đồ dùng nhà bếp, chén bát muỗng nĩa của trẻ, máy rửa chén, các chai lọ và vệ sinh nhà bếp thường xuyên. 

Chọn thức ăn dễ tiêu hoá và có hàm lượng dinh dưỡng cao

Khả năng tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất kém vì đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện, nhưng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn phát triển lại cao. Do đó, mẹ phải chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá nhưng lại mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao cho trẻ. Không nên bổ sung nhiều tinh bột, dù khiến trẻ no lâu nhưng lại không có nhiều dinh dưỡng.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, mẹ nên cho trẻ ăn chín uống sôi.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, mẹ nên cho trẻ ăn chín uống sôi. 

Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hạn chế đồ đóng hộp

Chú trọng tới nguồn gốc xuất xứ của loại thực phẩm cũng rất quan trọng, tránh chọn các loại có nguồn gốc không rõ ràng có thể không đảm bảo được yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứa chất phụ gia, chất bảo quản, hương liệu, màu thực phẩm không tốt cho sức khoẻ của con.

Khi lựa chọn thực phẩm bổ sung cho bé, hãy cố gắng chọn thực phẩm hoàn toàn tự nhiên và tránh chế biến thức ăn đóng gói, chế biến sẵn.

Chế biến thực phẩm khiến bé có thể dễ nhai, không bị hóc

Răng và cơ hàm của trẻ còn rất yếu, khả năng nhai cũng vì thế mà bị hạn chế. Nên chọn cách chế biến thực phẩm để trẻ dễ nhai, không bị hóc, tránh gánh nặng cho đường tiêu hoá của con. Thực phẩm phải có đặc điểm dễ nhai, dễ tiêu thì bé mới hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Ngoài ra, tính an toàn cũng rất quan trọng, khi chế biến thức ăn bổ sung cho bé, mẹ phải xử lý các mối đe dọa rình rập như cá cần làm sạch hoàn toàn xương, thức ăn không cắt hạt lựu làm con dễ bị hóc, không cho trẻ cắn đồ ăn cứng, các loại hạt phải xay nhỏ.

Khi lựa chọn thực phẩm bổ sung cho bé, hãy cố gắng chọn thực phẩm hoàn toàn tự nhiên và tránh chế biến thức ăn đóng gói, chế biến sẵn.

Khi lựa chọn thực phẩm bổ sung cho bé, hãy cố gắng chọn thực phẩm hoàn toàn tự nhiên và tránh chế biến thức ăn đóng gói, chế biến sẵn.

Cậu bé 11 tuổi cao 1m68, bác sĩ bật mí cách tăng trưởng chiều cao nằm ở dạ dày
Nhờ vào phương pháp điều trị này mà cậu bé ăn uống rất điều độ, chiều cao cũng tăng vọt lên ở giai đoạn dậy thì.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn