Theo chuyên gia tâm lý, cha mẹ nên lưu ý nhiều hơn đến tâm tư của con, hạn chế ép buộc trẻ làm những điều dưới đây vì có thể vô tình làm tổn thương con.
Một nhà nghiên cứu tâm lý người Mỹ từng nhận định, những đứa trẻ thành công trong đều có những đặc điểm chung về tính cách, đó là tự lực, độc lập, lạc quan và có ý thức về mục đích. Điều này phần lớn xuất phát từ phương pháp giáo dục của cha mẹ ngay từ nhỏ, đặt biệt giai đoạn trẻ trước 12 tuổi.
Nếu cha mẹ quá nghiêm khắc có thể khiến trẻ tổn thương lòng tự trọng, thậm chí gặp vấn đề về hành vi. Người lớn không nên sống hộ cuộc sống của con mình, hãy đồng hành giúp trẻ phát triển và có được kinh nghiệm của riêng mình từ cuộc sống.
Theo chuyên gia tâm lý, cha mẹ nên lưu ý nhiều hơn đến tâm tư của con, hãy nhớ tạo cho trẻ đủ kiên nhẫn và sự tự tin, hạn chế ép buộc trẻ làm những điều dưới đây vì có thể vô tình làm tổn thương con.
Buộc trẻ hướng ngoại
Nhiều bậc cha mẹ có tâm niệm, trẻ sống nội tâm sẽ không tốt cho sự phát triển cuộc sống sau này, vậy nên thay vì nhìn thấy con im lặng, lầm lì họ càng mong muốn trẻ phải hoạt bát, cởi mở, hòa nhập với tập thể.
Nhà tâm lý học Carl Jung tin rằng không có sự nhiều sự khác biệt giữa trẻ hướng ngoại và hướng nội, mỗi cá tính đều có điểm mạnh riêng.
Trên cơ sở tôn trọng bản chất của trẻ, cha mẹ hãy hướng dẫn để trẻ dần trở nên tự tin, rộng lượng, mạnh dạn thể hiện mình. Với cách tiếp cận phù hợp, tất cả chúng ta đều có thể giúp trẻ trở thành những người tốt hơn trước khi bản thân trở nên hoàn thiện hơn.
Buộc trẻ phải xin lỗi
Nhiều khi trẻ mắc lỗi, chúng ta yêu cầu trẻ thừa nhận lỗi của mình nhưng lại chưa tìm hiểu nguyên nhân và suy xét đúng sai.
Xin lỗi có thể là một cách tuyệt vời để làm cho mọi thứ tốt hơn giữa những đứa trẻ. Nhưng nếu cha mẹ ép buộc con làm điều đó thì nó lại mang tác dụng ngược lại.
Ép trẻ học
Trẻ em thực tế thích chơi hơn thích học, không đứa trẻ nào sinh ra đã tự nguyện học mà cần có sự giáo dục, hướng dẫn từ cha mẹ, nhà trường.
Cha mẹ cần hiểu tính cách của trẻ và điều chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp. Nếu trẻ thực sự không hứng thú với việc học thì hãy tìm cách khiến trẻ cảm thấy học là một điều thú vị. Nếu trẻ khó tập trung, hãy cố gắng rèn luyện khả năng tập trung của trẻ và kiên trì thực hiện từ đơn giản đến khó.
Ép trẻ chia sẻ
Khi còn nhỏ, cha mẹ thường dạy chúng ta rằng "phải lịch sự", và khi trưởng thành, chúng ta cũng dạy con cái của mình "phải lịch sự."
Không chỉ chào hỏi người khác mà còn phải học cách chia sẻ, chủ động chia sẻ đồ chơi của mình với những đứa trẻ khác. Chia sẻ là một đức tính tốt, nhưng ép buộc trẻ một cách không tự nguyện cũng vô tình tạo ra những hệ lụy xấu.
Trong quá trình vun đắp nhân cách tốt đẹp của trẻ, sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ là rất quan trọng, đồng thời cũng là quá trình quan trọng để hình thành nhân cách xuất sắc của trẻ.
Buộc trẻ "giả vờ bận rộn"
Một giáo sư đại học chỉ ra rằng nhiều trẻ em hiện nay đang "giả vờ bận rộn", và điều này xuất phát từ mong muốn của cha mẹ.
Việc "giả vờ bận rộn" này là vô nghĩa, lãng phí thời gian, lãng phí năng lượng và không thực sự mang lại lợi ích cho trẻ.