6 năm làm mẹ đơn thân vì nhà chồng chối bỏ, tôi đau đớn khi con trai chỉ một lần gặp bố liền "phản bội" mẹ

Ngày 19/01/2024 16:00 PM (GMT+7)

Điều tôi đau lòng nhất lại đến từ sự lựa chọn của đứa trẻ.

6 năm trước tôi vẫn nhớ như in cái ngày hôm ấy, một buổi chiều mưa lâm thâm, tôi bước đi lững thững trên một con đường làng lạ lẫm. Tôi ra đầu làng bắt xe khách mà không biết sẽ đi về đâu, cuộc sống của hai mẹ con sẽ thế nào?

Tôi và người yêu cũ quen nhau trong một chuyến công tác từ thiện của hội sinh viên kết hợp với đoàn thanh niên. Mến nhau từ đó rồi nảy sinh tình cảm. Ngày phát hiện ra tôi có bầu ở ngưỡng tuổi 22, tôi vừa mừng nhưng cũng vừa sợ hãi vì không biết phải đối diện với cuộc sống sắp tới ra sao.

Tôi thông báo cho bạn trai hơn tôi 5 tuổi rằng mình đã có bầu, anh cũng mừng và vui lắm vì anh đã đến tuổi lập gia đình. Anh hứa sẽ về nói chuyện với gia đình và nhanh chóng đưa họ hàng sang nhà tôi xin cưới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Yên tâm về một hạnh phúc và một mái ấm cho con, nên tôi quyết giữ đứa trẻ này, đợi khi nào nhà anh chính thức muốn sang thưa chuyện, tôi sẽ về nói với bố mẹ. Thế nhưng 1 tháng, 2 tháng rồi đến 3 tháng, cái bụng thì ngày một lớn nhưng điều nhận được từ anh vẫn chỉ là những lời hứa. Quá vội vàng, tôi đã tự mình bắt xe về quê anh để gặp mặt bố mẹ anh thì lúc này mới vỡ lẽ, anh đã có vợ và con ở quê. Dù biết tôi mang bầu đứa con của anh nhưng bố mẹ anh cũng hờ hững, nói giữ hay bỏ thì tùy tôi, họ không quan tâm.

Mang tiếng không chồng mà chửa, tôi bị bố từ mặt, mỗi mẹ là thương vẫn lén lút gửi tiền, gửi đồ ăn từ quê lên phố cho tôi cầm cự cuộc sống mẹ đơn thân. Trong suốt 5 năm qua nuôi con một mình tôi đã phải cố gắng rất nhiều, vừa hoàn thành việc học, vừa nhận việc về nhà làm và vừa chăm con.

Thỉnh thoảng mẹ trốn được ít ngày dưới quê lên thành phố đỡ đần tôi còn tôi thì vẫn không được phép về nhà. Dù vất vả nhưng có lẽ khoảng thời gian 6 năm đó lại chính là quãng thời gian làm mẹ tuyệt vời nhất của hai mẹ con tôi. Hai mẹ con dù đi đâu, làm gì cũng không rời nhau nửa bước và chỉ những người đã từng trải qua hoàn cảnh như thế mới biết sướng đến thế nào và cũng khổ tận cam lai. Cuộc sống tưởng chừng như sắp đi vào ổn định thì bỗng một ngày, bố đứa trẻ lại xuất hiện trước mặt tôi, trong căn phòng trọ của tôi và ôm đứa con trai của tôi.

Không hiểu bằng cách nào anh biết được địa chỉ nhà trọ của hai mẹ con, đến chơi với đứa bé lúc tôi đi chợ. Vừa về đến cửa nhà, tôi đã loáng thoáng nghe thấy cuộc trò chuyện:

- Bố là bố đẻ của con, thời gian qua bố đi làm ở một nơi rất xa nên bận không đến thăm con được nhưng bố hứa từ bây giờ sẽ chăm chỉ gặp con hơn.

- Thật thế ạ, vậy là con có bố ư? Hôm nào con dẫn bố đến lớp con cho chúng bạn biết là con có bố nhé. Nhưng không biết mẹ có đồng ý không ạ?

- Con yên tâm, bố sẽ xin phép mẹ.

Cả hai bỗng dừng cuộc trò chuyện bởi sự xuất hiện của tôi. Tôi kìm nén cơn giận dữ, nói đứa trẻ sang nhà hàng xóm chơi. Mặc dù muốn hét vào mặt và đuổi anh ta đi nhưng vì con trai, tôi đã nhẫn nhịn tất cả.

- Tại sao 6 năm qua tôi coi như không có thì nay anh lại xuất hiện. Anh đến đây để làm gì, đừng hòng cướp con của tôi.

- Em bình tĩnh đi, cho anh vài phút được không.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo như lời nói của anh thì hóa ra ngày xưa anh chưa từng có vợ có con nhưng khoảng thời gian ấy, ở quê bố mẹ cũng đã sắp xếp cho anh một cuộc hôn nhân với cô gái con nhà ông chủ giàu có trong làng. Cô ta thích anh từ lâu nhưng phải đi đường vòng từ bố mẹ. Cũng vì nợ nần cờ bạc của bố mà anh phải chấp nhận cưới cô ta làm vợ và bỏ rơi tôi.

Ngày tôi chuẩn bị sinh con cũng là lễ cưới của anh ta và sự thật là trong suốt 6 năm qua anh vẫn luôn dõi theo hai mẹ con tôi và âm thầm gửi tiền qua người bạn để nói rằng cho tôi vay. Những lời anh nói khiến tim tôi lại càng đau hơn, không biết phải đối xử với anh như thế nào. Tôi nghẹn ngào:

- Dù anh nói thế nào đi chăng nữa tôi cũng không tin anh đâu, mời anh đi ra cho và đừng bao giờ xuất hiện trong cuộc sống của mẹ con tôi nữa.

- Xin em đấy, hãy cho anh đón con về chăm sóc và nuôi dạy nó được không, anh có thể mang lại cho nó cuộc sống tốt đẹp. Hoặc chí ít, hãy cho anh được tự do thăm nuôi con. Bao năm qua anh hối hận lắm rồi.

Đang định từ chối thằng thừng thì thằng con trai từ cửa bước vào:

- Mẹ ơi mẹ cho bố đến chơi với con thường xuyên đi, con muốn mọi người biết con có bố và con cũng rất muốn ở cùng bố.

Nghe lời nói của con tôi choáng váng, 6 năm nuôi dưỡng con không bằng một người đàn ông xa lạ bước tới nhận làm bố và xin được ở gần, đứa trẻ đã làm tôi quá đau lòng.

- Con nói gì vậy, ai là người nuôi con khôn lớn mà con lại nói như thế?

- Là tại mẹ đã lừa dối con, mẹ bảo bố chết rồi nhưng bố vẫn còn sống đây đây, là bố muốn gần con nhưng mẹ không cho đấy chứ.

Cuộc đối thoại rơi vào trầm tư và tôi là người đau lòng nhất khi không biết mình lại bị đối xử như thế này bởi chính con trai của mình. Hóa ra khao khát có bố của nó lâu nay lại mãnh liệt đến vậy.

Tâm sự từ độc giả thuyvan...

Theo nhiều nghiên cứu, không phải mẹ mà bố mới là người trẻ bị ảnh hưởng cảm xúc trực tiếp và tác động lớn nhất trong việc hình thành nhân cách về sau. 

Thực tế, những đứa trẻ rất thích chơi với cha, giữa hai cha con thường có những phương thức giao tiếp đặc biệt khác hơn khi trẻ ở bên mẹ. Do đó, việc thiếu vắng vai trò người cha trong gia đình là một thiệt thòi lớn cho đứa trẻ, nhất là với con trai.

6 năm làm mẹ đơn thân vì nhà chồng chối bỏ, tôi đau đớn khi con trai chỉ một lần gặp bố liền amp;#34;phản bộiamp;#34; mẹ - 3

Người cha giúp trẻ mở rộng cảm xúc và biết chấp nhận rủi ro 

Cũng theo các nghiên cứu này, cha mẹ có khả năng chăm sóc con tốt như nhau, từ trạng thái khó chịu của trẻ có thể phán đoán trẻ đói hay buồn ngủ mà có phản ứng phù hợp.

Đàn ông và phụ nữ có phản ứng sinh lý giống nhau khi họ nhìn thấy một đứa trẻ sơ sinh, và các chỉ số sinh lý như nhịp tim, hô hấp và nhiệt độ da sẽ thay đổi, tuy nhiên người cha lại có sự tác động đến trẻ theo cách đặc biệt hơn.

Giống như các bà mẹ, các ông bố cũng có thể tìm thấy con mình trong một đoàn những đứa trẻ chỉ bằng cách chạm tay vào khi bị bịt mắt. Ngoài ra người cha đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng cảm xúc và nhận thức của trẻ, chẳng hạn như nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và khuyến khích trẻ chấp nhận rủi ro.

Trẻ con rất cần có sự kiên định, chín chắn, mạnh mẽ, dũng cảm của cha lẫn sự dịu dàng của mẹ, cho nên cả cha và mẹ đều có vai trò quan trọng như nhau. Song, người cha đại diện cho sức mạnh uy quyền trong gia đình, từ đó hình thành cấu trúc tâm lý, nhân cách, xây dựng quyền tự chủ và tự tin hơn của đứa trẻ.

So với các gia đình có sự chăm sóc đầy đủ của cha và mẹ, trẻ em trong các gia đình vắng mặt cha thường gặp nhiều vấn đề cố hữu hơn, chẳng hạn như dễ đau buồn, xa lánh xã hội, hung hăng hơn, bốc đồng hơn,...

6 năm làm mẹ đơn thân vì nhà chồng chối bỏ, tôi đau đớn khi con trai chỉ một lần gặp bố liền amp;#34;phản bộiamp;#34; mẹ - 4

Trẻ được bồi dưỡng tính sáng tạo khi tiếp xúc nhiều với cha

Nếu mẹ thích chơi với trẻ những trò chơi tiêu tốn ít năng lượng hơn, trong khi cha lại thích để trẻ khám phá nhiều thử thách mới hơn. Cách chơi của cha và con khác hẳn mẹ. Vì thế người cha đóng vai trò không thể thiếu trong việc bồi dưỡng tính sáng tạo và tinh thần khám phá của trẻ, giúp trẻ can đảm hơn. Ngoài việc giúp con chuẩn bị tinh thần cho những thử thách mới, cha còn giúp con cải thiện khả năng ngôn ngữ.

Chung quy lại, việc đàn ông quan tâm và có nghĩa vụ hơn trong việc chăm sóc con cái có thể giúp người vợ hài lòng hơn trong hôn nhân, cảm thấy ít áp lực hơn và có đánh giá tích cực hơn về con cái của họ.

Theo Phan Nguyễn (Ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Làm mẹ đơn thân