2 ngày sau khi được con gái nhắc nhở, tôi mới vội mở túi na mẹ chồng mới gửi ra thì bất ngờ.
Chồng tôi là con một trong nhà nhưng sau khi lấy vợ và có con, vợ chồng tôi quyết định sinh sống trên thành phố, cách quê nhà 130km. Vì điều kiện kinh tế không có mà mỗi lần đi về cũng tốn kém nên thường thì một tháng gia đình mới về quê thăm ông bà một lần. Bố mẹ chồng tôi ở quê thì đều đã già, không thể làm việc nặng được chỉ quanh quần làm khu vườn 1000m2. Ông bà trồng nhiều rau quả hoa trái để thỉnh thoảng gửi lên cho con cháu.
Cuối tuần trước vợ chồng tôi đến lịch định cho các cháu về quê thăm ông bà trước khi bước vào năm học mới nhưng lại dính bận công việc đột xuất nên không về được. Cả ông bà và những đứa nhỏ đều buồn, đành hẹn dịp sau. Con và cháu không về được, mẹ chồng tôi tức tốc cắt xén rau, bắt cá, giết gà và hái quả trong vườn nhà để gửi xe khách lên cho các con.
Ảnh minh họa
Biết cả hai đứa cháu nội đều thích ăn na nên bà nội cũng hái vội được hai chục quả na khá to nhưng vẫn còn xanh để gửi lên cho các cháu. 2 đứa nhỏ nhìn thấy túi quà na của bà nội đều thích lắm đòi ăn cho bằng được nhưng tôi sờ qua lại chưa thấy chín nên hẹn chúng 1-2 hôm nữa mới ăn được. Vừa thương con vừa bực bà nội, biết các cháu thích ăn na thì bà nên cố kiếm vài quả na chín mà gửi lên cho các cháu chứ đây toàn gửi những trái còn xanh, còn cứng không ăn được khiến chúng khóc ròng. Tôi cũng để túi na vào 1 góc nhà mà không buồn mở ra, để nguyên vậy cho nhanh chín.
Thế nhưng có lẽ cũng vì để góc nhà mà quên béng đi mất, phải 2 hôm sau khi con gái nhắc tôi mới nhớ để sờ tới thì đã có quả bị hỏng mất còn đa phần là đã chín. Thế nhưng điều khiến tôi quan tâm nhất trong túi đó không phải là những quả na mà thứ được bà giấu kín phía dưới. Theo đó ngoài 20 quả na cho cháu, mẹ chồng tôi còn nhét vào đó 1 túi ni lông, bên trong đựng 500 nghìn cùng 1 tờ giấy.
Ảnh minh họa
Bà ghi rõ: "Cháu yêu của bà không về được nên bà cũng chỉ gửi vội được vài quả na trong vườn nhà. Biết cháu thích ăn na nên bà vặt tạm quả xanh vì không biết lúc nó chín cháu có còn được ăn nữa không. Bà gửi kèm thêm 500 nghìn đồng để nếu có thèm ăn quá mà na của bà chưa chín thì bảo mẹ mua na ở ngoài cho nhé. Bà nội của các cháu".
Đọc xong mẩu giấy mẹ chồng viết kèm và cầm tờ 500 nghìn trong tay mà tôi nghẹn ngào, xấu hổ vì đã lỡ nghĩ những lời không hay đến cho mẹ chồng. Bà ở dưới quê cũng bận rộn với rất nhiều công việc mà còn gửi đồ lên cho cháu, chu đáo cho thêm tiền để cháu mua quả vì sợ quả còn xanh cháu chưa ăn được. Vậy mà tôi không biết đến, cứ trách mẹ chồng gửi na xanh cho cháu.
Mẹ chồng tôi lúc nào cũng cẩn thận như vậy, gửi quà lên cho con cho cháu nhưng lúc nào cũng phải kèm thêm chút tiền. Hay mỗi lần các cháu về quê cũng lén lút cho cháu tiền mặc dù cũng nhiều lần tôi đã nói bà, bọn trẻ còn nhỏ nên chưa thể cho tiền chúng, nếu bố mẹ không kiểm soát sẽ rất dễ sinh thói hư.
Có nên cho trẻ sử dụng tiền?
Dara Duguya (tác giả cuốn sách Dạy con tiết kiệm) chia sẻ: "Càng dạy bé sớm về tiền bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Bé sẽ xây dựng được thói quen tiết kiệm từ sớm, tạo nền tảng cho việc chi tiêu hợp lý về sau". Ở lứa tuổi từ 3 đến 5, cha mẹ nên bắt đầu trao đổi với trẻ các vấn đề liên quan đến tiền. Vào độ tuổi này, trẻ đã biết đòi hỏi và muốn sở hữu những đồ vật xung quanh chúng.
Thông qua các cuộc trò chuyện đơn giản cùng gia đình, bố mẹ hãy từ từ hướng con đến những vấn đề liên quan đến tiền. Trẻ con nhỏ nên nhận thức còn chưa rõ ràng, do đó mẹ nên sử dụng các cách tiếp cận đơn giản, phong phú, sinh động và phù hợp với tuổi để con dễ tiếp thu.
Dạy con biết tiền có nhiều mục đích sử dụng khác nhau
Một điều quan trọng khi dạy con về tiền là bố mẹ cần chỉ cho con họ thấy rằng đồng tiền đóng nhiều vai trò trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cho dù chúng ta có sử dụng ngay hôm nay hay tích góp cho ngày mai. Để giúp con hiểu rõ giá trị và vai trò cửa từng đồng tiền trong cuộc sống, mẹ hãy giúp con phân loại các loại tiền với các mục đích sử dụng khác nhau: tiết kiệm, chi tiêu, làm từ thiện. Khi phân loại xong, mẹ hãy nhắc con để chúng vào các lọ khác nhau, sau đó hãy dán nhãn bên ngoài mỗi lọ.
Ảnh minh họa
Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều cơ hội bố mẹ có thể giúp con kiếm ra tiền. Thay vì phát cho con 1 khoản tiền tiêu vặt mỗi tuần, các mẹ hãy tìm cách cho con làm việc sau đó “trả lương” phù hợp với năng suất con bỏ ra. Có rất nhiều việc nhà đơn giản mà bé có thể phụ giúp mẹ làm như quét nhà, rửa bát, đổ rác…Và bất cứ khi nào trẻ kiếm được tiền, mẹ hãy nhắc trẻ chia nhỏ số tiền đó thành các phần bằng nhau và để vào trong lọ. Hành động này không có gì to tát nhưng đủ để trẻ hiểu rằng: khi cầm một món tiền trong tay, trẻ không nên tiêu hết một lúc mà cần phải biết tiết kiệm để dùng cho sau này.
Dạy con tiêu tiền khéo hơn từ những sai lầm
Khi trẻ có khoản tiền riêng nhất định, chúng sẽ bắt đầu biết tự chi tiêu và mua sẵm những gì mình muốn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ không phải bé nào cũng biết dùng tiền vào mục đích chính xác. Do đó, các mẹ đừng quên chỉ bảo con từng chút một về cách tiêu tiền.
Bên cạnh đó, mẹ cần chỉ dạy con biết chịu trách nhiệm trước mỗi lựa chọn của mình. Qua thời gian, sau nhiều lần trải qua những hậu quả tiêu cực, chúng sẽ biết cách để đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn.
Cho trẻ tự trải nghiệm với đồng tiền
Cho phép trẻ sử dụng tiền mặt ở mức độ vừa đủ để chúng có thể trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi trẻ tự tay kiếm ra tiền, con sẽ cảm thấy hào hứng, thích thú khi tự bỏ tiền mua món hàng chúng muốn; nhưng sau đó sẽ cảm giác tiếc nuối vì đã tiêu đi một số tiền. Từ những trạng thái cảm xúc này của con, mẹ hãy khuyến khích con tiếp tục tiết kiệm, đó mới là điều quan trọng nhất lúc này.
Một cách hiệu quả để dạy trẻ biết cách quản lý tiền bạc là thông qua những nhiệm vụ thường xuyên và các công việc nhà. Mẹ hãy thường xuyên cho trẻ đi mua sắm cùng để chỉ con biết cách lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và tìm kiếm món hàng mang lại giá trị lớn nhất. Hãy để con giữ tờ giấy ghi những thứ cần phải mua, đánh dấu vào mỗi sản phẩm sau khi mua được. Dạy con biết cách mua sắm ngay từ nhỏ, con sẽ thành thạo hơn trong khoản chi tiêu sau này.
Bố mẹ nên là tấm gương cho con
Đối với con cái, bố mẹ luôn là tấm gương để các con noi theo. Chúng sẽ có xu hướng bắt chước các hành động của người lớn mà không biết rằng việc đó là xấu hay tốt. Chuyện chi tiêu tiền nong cũng vậy, muốn con biết cách tiêu và kiểm soát tiền, chính bản thân bố mẹ phải là người sáng suốt trong chuyện tiền nong.
Cho con cái đi chợ mua sắm cùng cũng là một cách tốt để dạy trẻ về tiền bạc. Tuy nhiên, nếu ở trước mặt con, mẹ thoải mái "vung tiền" một cách "vô tội vạ" sẽ khiến con biết nhà mình lắm tiền nên có thể tiêu xài thoải mái. Đồng thời, việc bố mẹ mua sắm không có kế hoạch sẽ là tác động xấu tới hành động của trẻ sau này.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiện nay vẫn có một phần ba số phụ huynh nói dối con cái về chuyện tiền bạc. Điều này khiến trẻ hiểu rằng nói dối là cách tốt nhất để che đậy các vấn đề về tài chính hay được phép nói dối về tiền bạc. Khi nói dối con cái về chuyện tiền bạc, nhiều trẻ sẽ nghĩ bố mẹ không kiểm soát được về chuyện tài chính. Nếu con hỏi những câu liên quan đến tiền, mà bố mẹ không muốn trả lời, hãy thành thật và nói một cách thẳng thắn rằng bố mẹ không muốn nói về chuyện đó.
Xem thêm bài cùng chủ đề
Xinh như gái 20, bà nội U60 chăm cháu thường xuyên bị nhầm là vợ con trai
Gửi con cho bà nội trông, đến khi gặp lại người mẹ sợ hãi còn bà vô cùng tự hào
Cháu cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân, bà nội khẩn cấp cho bé nuốt thêm một thứ, bác sĩ khen
Cháu 7 tháng lười ăn, bà nội xúc lại ăn lia lịa, mẹ biết lý do thì khóc vì tức
Bé 2 tuổi chảy máu dạ dày vì bà nội cứ đang ăn lại thích “chấm mồm chấm miệng” cháu