Cậu bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, trên người chi chít các vết bầm tím.
Người lớn tuổi biết rất nhiều mẹo dân gian để chữa bệnh cho trẻ rất hữu hiệu đáng để các bậc cha mẹ trẻ học hỏi. Tuy nhiên, bên cạnh những mẹo mang lại hiệu quả thực sự, có rất nhiều mẹo thực ra không có cơ sở khoa học, không những giảm bớt bệnh cho con mà còn làm bệnh trầm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Gần đây, câu chuyện về một em bé 1 tuổi tại Quảng Đông, Trung Quốc là một bài học cảnh tỉnh cho nhiều bậc cha mẹ.
Theo đó, gần đây, một bệnh viện ở Trung Sơn, Quảng Đông đã tiếp nhận một bệnh nhi mới 1 tuổi. Khi đến bệnh viện, cậu bé này bị sốt cao, trên người thì chi chít những vết bầm tím, ai nhìn vào cũng thấy rất xót xa. Thấy vậy, bác sĩ vội vàng cấp cứu cho cháu bé, sau khi được cấp cứu cuối cùng cậu bé đã qua cơn nguy kịch.
Tuy nhiên, vị bác sĩ rất ngạc nhiên không biết vết bầm tím trên người cháu bé là gì, và lý do tại sao các vết bầm này lại xuất hiện. Vị bác sĩ nghi ngờ đây có thể là do tác nhân bên, một người nào đó có thể đã gây ra cho cậu bé.
Cậu bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, trên người chi chít các vết bầm tím.
Sau khi hỏi han gia đình của cậu bé, cha mẹ của bé đã cho biết rằng bà nội đã tự tay véo vào người cháu. Thì ra, bà nội của cháu bé cho biết bà thấy cháu mình co giật và sốt cao, để cứu cháu, trước tiên bà đã chữa trị cho cháu bằng một phương pháp dân gian: khi bé bị đầy hơi hay khó chịu, nếu người lớn cấu véo vào bụng hoặc lưng của bé, bệnh tình sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, lần này, do tình trạng của trẻ không thuyên giảm sau cú “véo” nên gia đình mới vội vàng đưa trẻ đến bệnh viện.
Bác sĩ cho biết trẻ sơ sinh, da mỏng, dễ tổn thương nên việc tác động bằng cấu véo như trên sẽ gây nhiều đau đớn bé.
Sau khi biết nguyên nhân, các bác sĩ liền tiếp tục kiểm tra và chẩn đoán. Các bác sĩ nhận thấy việc bà nội véo vào người cậu bé đã gây tổn thương rất lớn đến da của cháu. Bác sĩ nói: Trung y có liệu pháp tương tự nhưng liệu pháp này phải chú ý đến thao tác bấm huyệt và các thao tác khác, người thực hiện cần phải có những người có kiến thức y khoa phổ thông chứ không phải cứ tự tiện thực hiện như người bà trong câu chuyện này. Bệnh nhi này là trẻ còn nhỏ, da mỏng, dễ tổn thương nên việc tác động bằng cấu véo như trên sẽ gây nhiều đau đớn bé.
Bên cạnh phương pháp này, vẫn còn rất nhiều mẹo dân gian phi khoa học được nhiều mẹ áp dụng. Chúng không những không hiệu quả mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể con. Dưới đây là 4 mẹo dân gian phi khoa học các ông bố bà mẹ tuyệt đối không được áp dụng cho con:
1. Nặn sữa đầu ti
Nhiều người lớn tuổi quan niệm rằng những bé gái khi mới sinh ra nếu được nặn sữa đầu ti sau này ngực sẽ phát triển. Thực tế, đây là một việc làm vô cùng sai lầm.
Các chuyên gia nhi khoa cho biết khi cha mẹ dùng tay nặn đầu ti của con sẽ khiến làn da mỏng manh của con bị tổn thương. Hơn nữa, sức đề kháng của bé còn yếu nên sẽ rất dễ gây nhiễm trùng vết thương, có thể dẫn đến viêm tuyến vú.
Chuyên gia cũng giả thích sở dĩ các bé có hiện tượng này là do tác dụng nhất thời của một số nội tiết từ máu người mẹ hoặc nhau thai truyền sang trẻ làm cương tuyến vú và bộ phận sinh dục. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường, sau vài ngày hiện tượng này sẽ biến mất. Trẻ lớn lên có bộ ngực đẹp hay xấu là do cấu tạo của cơ thể, hoàn toàn không phải do việc nặn đầu vú quyết định.
2. Cạo lông mày
Theo kinh nghiệm được truyền lại, nhiều mẹ trẻ cho rằng việc cắt tỉa lông mi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé sau này có hàng lông dài, dày và đẹp tự nhiên hơn.
Hàng lông mi ngoài đem lại vẻ đẹp cho trẻ thì còn có tác dụng bảo vệ đôi mắt vô cùng lớn. Ngoài ra, lông mi còn giúp ngăn ngừa bụi, nước, mồ hôi bên ngoài đi vào giác mạc của trẻ.
Việc cắt tỉa lông mi vô tình làm tổn thương bé, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, thậm chí ảnh hưởng đến phần giác mạc, kết mạc của trẻ sơ sinh. Vì thế, các mẹ bỉm sữa tuyệt đối không được cắt tỉa lông mi cho trẻ sơ sinh.
Nhiều mẹ trẻ cho rằng việc cắt tỉa lông mi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé sau này có hàng lông dài, dày và đẹp tự nhiên hơn, nhưng điều này hoàn toàn không có cơ sở.
3. Cho trẻ mặc quần bó
Nhiều ông bà cũng như cha mẹ rất thích cho trẻ mặc quần bó (quần legging) vì trông trẻ rất đáng yêu. Hơn nữa, cũng có một số người tin rằng việc mặc quần bó sẽ giúp chân trẻ thẳng và thon hơn khi lớn lên.
Thực tế, cha mẹ nên biết rằng việc bị thường xuyên mặc quần áo bó sát sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của trẻ. Nếu diễn ra trong thời gian dài, có thể gây tắc nghẽn máu cục bộ, thiếu oxy, thậm chí gây hoại tử vùng bị bó.
4. Cho trẻ ăn quá sớm
Một số người lớn tuổi trong gia đình luôn thích cho trẻ ăn thức ăn của người lớn, các ông bà cho rằng bắt đầu ăn sớm sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ hơn. Trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên bé không thể tiêu hóa hết được thức ăn của người lớn, dễ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, tổn thương dạ dày, thận,...
Đồng thời, vì còn nhỏ nên răng của trẻ cũng chưa phát triển đủ để nhai kỹ thức ăn, việc nuốt thức ăn chưa được nhai kĩ sẽ khiến trẻ bị nghẹn và dẫn đến những hậu quả khôn lường.