Bố giả vờ đánh mẹ, phản ứng của con gái 20 tháng tuổi khiến cả hai lập tức lao đến xem

Chi Chi - Ngày 06/02/2024 15:56 PM (GMT+7)

Cặp bố mẹ không ngờ hành động của bản thân lại gây áp lực lớn đến con vậy.

Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn thích được yêu thương, cưng chiều hơn là cãi vã, đòn roi và không chỉ là những cảm nhận trực tiếp của bản thân mà đối với những gì bé chứng kiến trong cuộc sống đời thường cũng vậy, hành động yêu thương của bố mẹ giúp vun đắp cảm xúc cho con còn hành động bạo lực khiến bé hoảng sợ, thậm chí là ám ảnh.

Một cặp vợ chồng ở Cát Lâm (Trung Quốc) chia sẻ đoạn video cắt từ camera phòng khách của gia đình như một bài học, kinh nghiệm dành cho các bậc cha mẹ khác. Trong clip, khi hai vợ chồng đang ngồi trên ghế sofa để nói chuyện thì không chú ý đến việc cô con gái 20 tháng tuổi cũng đứng từ phía xa lặng lẽ quan sát bố mẹ.

Bố giả vờ đánh mẹ, phản ứng của con gái 20 tháng tuổi khiến cả hai lập tức lao đến xem - 1

Cặp đôi có những hành động trêu đùa nhau đã khiến đứa trẻ phải chú ý. Đỉnh điểm khi người chồng chỉ giả vờ đánh nhẹ vào người vợ, người vợ cũng vì thế mà "diễn tiếp" cảnh lăn ra khóc ăn vạ. Cả hai đều không ngờ tới nó lại ảnh hưởng quá lớn tới cô con gái.

Bố giả vờ đánh mẹ, phản ứng của con gái 20 tháng tuổi khiến cả hai lập tức lao đến xem - 2

Đứa trẻ lập tức khóc lớn và tỏ ra hoảng sợ khi thấy cảnh bố đánh mẹ. Quá bất ngờ với biểu hiện của con gái, người mẹ lập tức ôm chầm lấy con để dỗ dành còn người bố cũng bối rối, liên tục giải thích với con gái rằng đó chỉ là hành động trêu đùa của hai bố mẹ mà thôi. Tuy nhiên cuối đoạn video cô bé vẫn chưa ngừng khóc mà tiếp tục bị làm cho hoảng sợ bởi cảnh tượng bố mẹ vừa diễn ra.

Bố giả vờ đánh mẹ, phản ứng của con gái 20 tháng tuổi khiến cả hai lập tức lao đến xem - 3

Thực tế có thể nói đây là tình huống diễn ra khá phổ biến ở nhiều gia đình. Mặc dù bố mẹ chỉ cho rằng đó là hành động giả vờ, vui đùa nhưng trong con mắt trẻ thơ lại cho đó là rất chân thật. Và những xung đột, cãi vã thậm chí là đánh nhau giữa bố mẹ chính là 1 trong những điều khiến đứa trẻ sợ hãi nhất trong cuộc sống.

Bố giả vờ đánh mẹ, phản ứng của con gái 20 tháng tuổi khiến cả hai lập tức lao đến xem - 4

Khi thấy bố mẹ cãi nhau, đánh nhau trước mặt mình, bé nghĩ gì?

Trẻ khi còn nhỏ có thể không hiểu được nguyên nhân cha mẹ tranh cãi nhưng trẻ rất nhạy cảm, có trực giác và thường sẽ cảm nhận được sự thay đổi thái độ và cảm xúc ở cha mẹ cũng như bầu không khí giữa ba mẹ. Dù trẻ không thể hiểu hết được nội dung cũng như kết quả của các cuộc tranh cãi, nhưng có thể cảm thấy được sự bất thường của ba mẹ.

Trẻ lớn hơn có thể biết được ba mẹ đang cãi nhau, hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng khi ba mẹ trở nên lạnh nhạt với nhau, trẻ sẽ không hiểu vì sao nhưng có thể cảm nhận được trạng thái này.

Bố giả vờ đánh mẹ, phản ứng của con gái 20 tháng tuổi khiến cả hai lập tức lao đến xem - 5

Không dừng lại ở đó, dưới đây là những tác hại trẻ phải gánh chịu khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con.

- Bé có xu hướng bạo lực

Khi nhìn thấy cha mẹ cãi vã, thậm chí là đánh nhau thường xuyên, trẻ trẻ tin rằng đây là cách giải quyết vấn đề và sẽ giải quyết vấn đề theo cách của cha mẹ. Điều này có thể khiến trẻ thất bại trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ.

- Cảm xúc bị thay đổi liên tục

Cha mẹ cãi nhau trước mặt trẻ có thể gây ra những đau khổ tột cùng về cảm xúc. Chứng kiến những trận đánh nhau thường xuyên giữa cha mẹ có thể hình thành cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Trẻ có thể gặp một số vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm .

- Gặp các vấn đề về sức khỏe

Nhìn thấy cha mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng, chán nản và bất lực. Kết quả là, những đứa trẻ này có thể bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều. Chúng có thể bị đau đầu hoặc đau dạ dày. Chúng thậm chí có thể khó ngủ vào ban đêm. Cãi nhau giữa cha mẹ có thể làm phát sinh những vấn đề hành vi ở trẻ.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Mối quan hệ gia đình căng thẳng có thể dễ dàng khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và sợ hãi. Các nghiên cứu từ Đại học Stanford cho thấy khi trẻ cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, não bộ sẽ tiết ra một chất độc hại sẽ làm tổn thương các dây thần kinh não bộ ở vùng trí nhớ của trẻ.

Dù biết ảnh hưởng nặng nề của việc cãi nhau trước mặt con là thế, cha mẹ ắt hẳn sẽ có những lần không thể kiềm chế cảm xúc mà lớn tiếng với nhau trước mặt con.

Bố giả vờ đánh mẹ, phản ứng của con gái 20 tháng tuổi khiến cả hai lập tức lao đến xem - 6

Những lúc như thế, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để tránh gây ảnh hưởng đến con:

- Tuyệt đối không để con thành “bên thứ 3” trong cuộc cãi vã

Cha mẹ hãy chắc chắn rằng không kéo trẻ vào những cuộc cãi nhau của mình. Nếu trẻ buộc phải lựa chọn đứng về mẹ hoặc cha, trẻ cảm thấy bị giằng xé và bối rối và cuối cùng có thể tự trách mình về kết luận của cuộc cãi nhau đó.

- Nếu đã lỡ tranh luận trước mặt trẻ, hãy hòa giải trước mặt con

Nếu trẻ đã chứng kiến cuộc cãi vã, cha mẹ hãy cố gắng cho con thấy được khoảnh khắc cả hai hòa giải. Khi đó, con sẽ nhận thức được dù có bất đầu, mâu thuẫn thì mọi việc đều sẽ có hướng giải quyết của nó.

Khánh Thi Phan Hiển cãi nhau, chỉ một hành động của con gái Anna khiến bố mẹ thay đổi
Cặp bố mẹ đang cãi nhau rất căng thẳng nhưng vội ôm nhau tình tứ vì con gái Anna chứng kiến.

Nuôi dạy con

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con