Biết cách đo nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh đúng sẽ giúp mẹ chủ động theo dõi được nhiệt độ của trẻ sơ sinh và có cách xử lý nhanh dụng cụ nhiệt kế này nếu chẳng may bị rơi vỡ.
Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế bên trong có chứa thủy ngân. Thủy ngân là một chất hóa học có thể dãn nở nếu nhiệt độ tăng nên thường được ứng dụng để đo nhiệt độ cơ thể. Mặc dù vậy, thủy ngân lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, biết cách đo nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh sẽ giúp người dùng hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra với trẻ.
Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ. (Ảnh minh họa)
Cách đo nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh
Bước 1: Lau sạch nhiệt kế thủy ngân trước khi sử dụng
Trước khi dùng nhiệt kế để đo, mẹ cần phải thực hiện lau sạch nhiệt kế, có thể dùng một miếng bông gòn sau đó thấm cồn và lau sạch phần đầu của nhiệt kế (tức là phần đầu kim loại - vùng sẽ tiếp xúc với cơ thể).
Bước 2: Đo nhiệt kế thủy ngân
Sau khi đã lau sạch xong nhiệt kế, mẹ hãy cầm cán của nhiệt kế và lắc thật mạnh để nhiệt kế xuống dưới mức 35 độ C. Với thao tác dứt khoát sẽ giúp cho phần cột của thủy ngân nằm ở dưới mức thấp nhất trong nhiệt kế.
Việc này sẽ giúp đo kết quả chính xác do thủy ngân có thể giãn nở. Tiếp theo, mẹ cho phần nhiệt kế này vào vị trí đo (phần đầu kim loại) và giữ nguyên dụng cụ này tại vị trí khoảng từ 5-7 phút rồi mới rút ra và đọc kết quả.
Trước khi đo cần phải lắc mạnh nhiệt kế để thủy ngân về vị trí thấp nhất. (Ảnh minh họa)
Bước 3: Xác định vị trí cặp nhiệt độ thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân không được khuyến khích khi đo trên miệng vì trẻ có thể nuốt phải hoặc gây tổn thương vùng họng. Do vậy, mẹ có thể dùng nhiệt kế thủy ngân tại 3 vị trí cơ thể gồm:
- Bên dưới nách: Đây là vị trí phổ biến, mẹ cặp nhiệt kế vào dưới nách bé và giữ nguyên vị trí như đã hướng dẫn.
Mẹ cần phải xác định vị trí đo nhiệt độ cho trẻ. (Ảnh minh họa)
- Hậu môn: Vùng này được dùng nhiều nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ đặt bé nằm sấp hoặc ngửa, nhẹ nhàng đưa bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng từ 2-2.5cm, giữ trong vòng 3 phút rồi lấy ra đọc kết quả.
- Bên dưới lưỡi: Chủ yếu dùng cho thanh thiếu niên và người lớn.
Mẹ lưu ý, không nên xê dịch nhiệt kế thủy ngân trong thời gian chờ đợi vì có thể khiến cho kết quả bị sai lệch.
Bước 4: Đọc kết quả đo
Sau khi đã đo và chờ xong, mẹ lấy nhiệt kế ra đọc chỉ số nhiệt độ trên dụng cụ nhiệt kế, nơi mà cột thủy ngân dâng lên. Khi nhiệt độ vượt quá 37 độ C, có nghĩa là bé đang bị sốt. Trường hợp nhiệt độ cao hơn 39 độ C, mẹ cần phải đưa bé gặp bác sĩ ngay.
Sau khi đo xong thì mẹ lấy nhiệt kế thủy ngân ra và đọc kết quả. (Ảnh minh họa)
Bảo quản nhiệt kế thủy ngân sau khi đo xong
Khi đã hoàn thành xong, mẹ nên lắc cho cột thủy ngân về vị trí thấp nhân, khử trùng và đặt tại nơi khô ráo, an toàn. Nếu như mẹ dùng nhiệt kế để đo hậu môn trẻ sơ sinh thì chỉ nên dùng cho vùng này mà thôi. Mẹ nên mua một chiếc nhiệt kế khác để đo các vùng cơ thể khác như miệng, nách.