Mâm cúng đầy tháng được bày biện đẹp mắt, đầy đủ sính lễ.
Trong phong tục tạp quán của người Việt Nam, cúng đầy tháng là một nghi thức quan trọng, được xem như lễ ra mắt của em bé với ông bà tổ tiên và cầu chúc cho con trưởng thành khỏe mạnh. Chính vì vậy mà dù một tháng sau sinh, bố mẹ đều rất bận bịu trong việc thích ứng với vai trò mới, vẫn dành riêng một ngày chuẩn bị vật phẩm và tổ chức tiệc đầy tháng chỉn chu nhất.
Chàng trai không chân Tô Đình Khánh cũng không ngoại lệ. Anh là một Youtuber và doanh nhân nổi tiếng với câu chuyện nghị lực phi thường, đã vượt qua nghịch cảnh mất đi đôi chân ở tuổi 25 vì bạo bệnh. Tháng 4/2022, Tô Đình Khánh bật mí thu nhập hàng tháng có thể lên đến 1,2 tỷ đồng. So với nhiều người, hành trình tìm kiếm tình yêu, kết hôn và sinh con của chàng trai không chân chắc hẳn đầy thử thách. Hiện tại, anh có cuộc sống khá viên mãn bên vợ đẹp và công chúa đầu lòng.
Tròn một tháng con chào đời, nam Youtuber đã tổ chức tiệc đầy tháng, mời bố mẹ và bạn bè đến tham dự. Mâm cúng được trang hoàng đẹp mắt, khiến không ít người xuýt xoa "xin info".
Mâm cúng đầy tháng mang tông màu vàng - cam chủ đạo, tượng trưng cho phú quý và thịnh vượng. Vật phẩm cúng nhiều đến mức tràn ra 2 bàn lớn với đầy đủ xôi, chè, bánh ngọt, trái cây, hoa tươi, trầu cau,... Tất cả đều được tạo hình đẹp mắt, sắp xếp chỉn chu, cho thấy gia đình vô cùng tỉ mỉ trong bữa tiệc đầu tiên của em bé.
Bên dưới bài viết, cộng đồng mạng gửi lời chúc mừng đến gia đình Tô Đình Khánh, ai cũng mừng vì chàng trai không chân nghị lực đã tìm được hạnh phúc viên mãn, có con gái đáng yêu bụ bẫm. Mâm cúng đầy tháng hoành tráng cũng được nhiều bố mẹ bỉm sữa "xin info". Một người dùng mạng bình luận: "Anh ơi cho em hỏi mâm cúng đầy tháng anh đặt chỗ nào đẹp và chỉn chu quá ạ" và đã được Tô Đình Khánh trả lời nhiệt tình.
Thời điểm con gái mới chào đời, Tô Đình Khánh có chia sẻ trên sóng livestream là vợ chồng anh có con tự nhiên chứ không hề thụ tinh nhân tạo như nhiều người lầm tưởng. Ông bố bỉm cũng bộc lộ cảm xúc hạnh phúc trong lần đầu làm cha: "Ngày đầu tiên trải nghiệm của Khánh khi được làm bố, mình phải học từng chút một. Dù có bà ngoại phụ nhưng mình vẫn luống cuống, lúng túng. Em bé cũng dậy liên tục đến sáng, nên 2 vợ chồng cũng loay hoay".
Anh đầu tư cho vợ sinh con trong một căn phòng sang trọng của bệnh viện tư, chu đáo tìm người tắm cho bé và mẹ bầu, từng bước học cách chăm sóc trẻ. Dù mất đi đôi chân, Tô Đình Khánh vẫn phụ vợ chăm con bằng tất cả nỗ lực và tình yêu thương. Bà xã anh không khỏi xúc động chia sẻ: "Cảm ơn con đã đến để xoa diệu đi những tổn thương và những nỗi đau mà ba Khánh đã trải qua và chịu đựng. Cảm ơn người chồng tuyệt vời của em, anh hãy có thật nhiều sức khỏe để đồng hành cùng mẹ con em anh nhé".
Trước Tô Đình Khánh, cộng đồng mạng cũng nhiều lần xuýt xoa trước những mâm cúng xa hoa của sao Việt như Hồ Ngọc Hà, Mạc Văn Khoa, Lê Phương,... Có lẽ trong lòng bố mẹ, ai nấy đều mong có thể tặng cho con bữa tiệc đầu tiên hoàn hảo và xinh xắn nhất.
Mâm cúng đầy tháng tràn đầy vật phẩm của Hồ Ngọc Hà chuẩn bị cho 2 con.
Mâm cúng của Mạc Văn Khoa có cả heo quay và gà luộc.
Lê Phương chuẩn bị mâm cúng đầy tháng giản dị, chỉn chu cho ái nữ.
Các lễ vật cần chuẩn bị cúng đầy tháng cho con Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, một đứa trẻ sinh ra sẽ được trông nom và chăm sóc của 12 bà Mụ. Vì vậy, lễ vật đầu tiên mà các mẹ cần chuẩn bị đó là 12 bát chè nhỏ và 3 bát chè lớn. Ngoài ra các mẹ cần chuẩn bị thêm một số lễ vật khác để cúng Đức ông và ba Đức thầy bao gồm: 1 đĩa xôi lớn, 12 địa xôi nhỏ 3 bát cháo nhỏ, 1 bát cháo lớn 13 cái bánh tráng nướng 1 con gà luộc hoặc 1 con vịt 1 mâm hoa quả 1 mâm cơm (cá, thịt luộc, canh, đồ xào và cơm 1 bình hoa Trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, thìa 1 đôi đũa được vót ngược đầu và có bông ở trên đầu đũa Bên cạnh đó, các mẹ cần phải chuẩn bị thêm các loại gai khác nhau tùy theo giới tính của trẻ, đối với con gái là 9 còn con trai là 7 và đem chúng bỏ vào một chiếc nôi sạch để nấu chung với chiếc đinh hoặc mộ mảnh thép đã được nung đỏ. Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị sẵn những loại gai khác nhau, số lượng tùy vào giới tính của đứa trẻ (con trai 7, con gái 9) và nấu chúng trong một chiếc nồi sạch chung với chiếc đinh hoặc một mảnh thép đã được nướng đỏ. Cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ những lễ vật thì các mẹ cũng cần quan tâm đến cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con sao cho đúng. Theo tục lệ của ông cha ta, cách bày mâm lễ cúng chính xác cần chia thành 2 mâm. Một mâm để trên và một mâm để dưới sao cho khoảng cách giữa mâm trên và mâm dưới cách nhau không quá 10 cm. Cách đặt mâm cúng cũng phải tuân theo nguyên thắc, mà cụ thể nguyên tắc ở đây là “Đông bình Tây quả” tức là phía Đông là vị trí để đặt bình hoa còn phía Tây là vị trí đặt lễ vật. Bài cúng đầy tháng cho con Bài cúng đầy tháng cho con là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cầu nguyện cho đứa con củ mình được khỏe mạnh. Người xưa tin rằng, mỗi một đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao rất lớn của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi thức để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc. Nghi thức thắp hương và khấn Sau khi đã sắp đầy đủ các lễ vật, một người lớn đại diện trong họ sẽ thắm hương và khấn: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (năm)… ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ bà và tam Đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”. Nghi lễ cúng đầy tháng cho con là một nét văn hóa truyền thống độc đáo được lưu truyền từ đời này qua đời khác với mong muốn đứa trẻ của mình được không lớn, khỏe mạnh đồng thời cũng thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. |