Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?

Linh San - Ngày 27/05/2022 19:11 PM (GMT+7)

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em thường được thể hiện không rõ ràng nên gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như chưa mẹ không biết cách chăm sóc. Vậy làm sao để phát hiện sốt xuất huyết tại nhà ở trẻ?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể tạo thành ổ dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh thường lây lan do muỗi vằn đốt, người bệnh dễ bị nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Căn bệnh này lưu hành quanh năm và thường bùng phát dịch lớn vào mùa mưa, nhất là các tháng 7,8,9,10. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính. (Ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

Cách phát hiện sốt xuất huyết tại nhà ở trẻ thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt với các đặc điểm: sốt đột ngột, sốt liên tục và sốt cao. Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hay người lớn đều được biểu hiện với 5 triệu chứng phổ biến sau:

- Trẻ cảm thấy bị bồn chồn, kích thích, li bì vật vã.

- Những cơn nôn tăng dần lên.

- Tự nhiên trẻ kêu đau bụng.

- Số lần trẻ đi tiểu ít đi.

- Có các dấu hiệu về chảy máu như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dạ dày, đi ngoài phân kèm lẫn máu...

Khi có 1 trong những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em trên, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Tại bệnh viện, ngoài những dấu hiệu trên, bác sĩ còn đánh giá thêm 3 dấu hiệu khác gồm: tràn dịch, gan to, phù nề, tiểu cầu giảm...để đánh giá chính xác tình trạng của trẻ.

Chấm đỏ là một trong những dấu hiệu sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)

Chấm đỏ là một trong những dấu hiệu sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)

Ngay khi nhận thấy trẻ có 5 dấu hiệu trên và được đưa đến bệnh viện, bé sẽ được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.Theo đó, dưới 6 tiếng cần phải truyền dịch hoặc khuyến khích bé uống. Bên cạnh đó, những dấu hiệu này cần phải được cải thiện trong khoảng thời gian cấp cứu đó.

Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Với từng các giai đoạn cụ thể, những dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết sẽ có sự khác nhau nhất định. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ gồm:

- Giai đoạn sốt: Đây là giai đoạn đầu tiên khi bệnh bắt đầu khởi phát. Ở giai đoạn này, trẻ thường sẽ gặp những hiện tượng nhiễm bệnh như trán nóng ran, sốt cao (từ 39-40 độ C) trong khoảng 2-5 ngày đầu. Ngoài ra, có một số dấu hiệu khác cũng cần lưu ý như:

+ Trẻ sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.

+ Trẻ bị đau nhức cơ, đau nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, ho, sổ mũi, hắt hơi.

+ Trẻ bị xuất huyết dưới da: chảy máu chân răng, chảy máu mũi hoặc nổi mẩn trên da, nổi phát ban.

- Giai đoạn nguy hiểm: Bắt đầu vào ngày từ thứ 3 đến thứ 7 của quá trình nhiễm bệnh, đây được xem là giai đoạn nguy hiểm hơn cả. Lúc này, trẻ có thể đã hạ sốt nhưng lại bắt đầu có dấu hiệu tăng tính thấm thành mạch gây ra biểu hiện thoát huyết tương. Những triệu chứng nghiêm trọng khác có thể gặp ở giai đoạn nguy hiểm như sưng đau gan, tràn dịch màng phổi, màng bụng, mô kẽ hoặc nề mi mắt.

Giai đoạn nguy hiểm bắt đầu vào ngày từ thứ 3 đến thứ 7 của quá trình nhiễm bệnh. (Ảnh minh họa)

Giai đoạn nguy hiểm bắt đầu vào ngày từ thứ 3 đến thứ 7 của quá trình nhiễm bệnh. (Ảnh minh họa)

Một số các biểu hiện sốc có thể xuất hiện nếu trẻ bị thoát huyết tương như: vật vã, lờ đờ, mệt mỏi, da lạnh ẩm, đầu và chân tay lạnh, mạch nhanh và nhỏ, ít đi tiểu. Ngoài ra, cũng sẽ có thêm các triệu chứng khác như tụt huyết áp, ít đi tiểu, xuất huyết nhiều dưới da hoặc xuất huyết nội tạng, hay khát nước, đau bụng, chướng bụng do thoát huyết tương...

- Giai đoạn phục hồi: Trải qua giai đoạn nguy hiểm khoảng 48-72 giờ, các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ có dấu hiệu phục hồi dần. Cơ thể trẻ sẽ được dần dần cải thiện và các biểu hiện cũng phục hồi dần như đi tiểu nhiều hơn, huyết áp ổn định hơn.

Cách chăm sóc trẻ khi có dấu hiệu bị sốt xuất huyết

Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy cơ cũng như giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và khỏi bệnh, phụ huynh nên lưu ý thực hiện về cách chăm sóc trẻ đúng cách:

- Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Nếu thấy trẻ bị sốt cao (trên 38,5 độ C), mẹ nên cho bé uống ngay thuốc hạ sốt Paracetamol (liều chỉ định từ 10-15mg/kg). Nếu như sau 4-6 giờ, trẻ vẫn còn sốt thì tiếp tục cho trẻ uống. Ngoài việc dùng thuốc, phụ huynh cũng thường xuyên phải hạ nhiệt cơ thể cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm ở trán, nách, bẹn... Việc này sẽ giúp giảm tình trạng sốt cao và gây co giật nguy hiểm.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, trẻ thường cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Vì thế, tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn yêu thích ở dạng mềm nhưng vẫn phải đảm bảo được tình trạng dinh dưỡng cần thiết. Có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp bé dễ ăn hơn.

- Tăng cường bổ sung thêm nước: Khi bị sốt, mất nước là điều khó tránh khỏi do tình trạng thân nhiệt cao. Do vậy, trẻ cần phải tích cực được bổ sung thêm nước, mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch oresol để bù điện giải.

- Khi trẻ gặp các dấu hiệu sau đây, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức:

+ Trẻ bị sốt li bì, không thuyên giảm và ngày càng vật vã hơn.

+ Đã được dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn sốt cao liên tục trong 2 ngày.

+ Cảm thấy lạnh chân tay, môi tím tái, da bầm, nôn trớ nhiều.

Khi bị sốt xuất huyết, cần phải kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Khi bị sốt xuất huyết, cần phải kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên. (Ảnh minh họa)

- Một số việc cha mẹ không nên làm khi chăm sóc trẻ như:

+ Không được cắt lể, cạo gió khiến nhiễm trùng.

+ Không được tùy tiện dùng thuốc Ibuprofen hay Aspirin nếu không có chỉ định bác sĩ, tránh bị xuất huyết dạ dày.

+ Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm có màu đỏ/đen để tránh nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa.

+ Không được tùy tiện truyền dịch tại nhà cho trẻ.

Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?
Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu? Sốt xuất huyết là một trong những bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, xuất hiện vào mưa ở môi trường...

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sốt xuất huyết