Chúng có sự khác biệt trong tính cách và sức chịu đựng áp lực.
"Yêu cho roi cho vọt" là câu nói mà nhiều bậc cha mẹ thường dùng để "biện minh" cho hành động dạy con bằng roi vọt của chính bản thân mình. Tuy nhiên, giữa những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ đánh lúc nhỏ và những đứa trẻ không bao giờ bị đánh có những khoảng cách trưởng thành rất lớn.
Một câu chuyện được chia sẻ bởi chị Hao Hao, chị có con trai Lao Liang 5,5 tuổi. Cậu bé rất nghịch ngợm, thường xuyên thích ném đồ đạc khắp phòng, nghịch nước, rút ổ điện máy tính... Mặc dù có sẵn quan điểm không bao giờ đánh con nhưng cực chẳng đã, trong một lần nóng giận khi nhìn thấy con trai dùng dao rạch ghế sofa, chị Hao Hao đã giơ tay đánh con khiến đứa trẻ khóc nức nở. Những ngày nối tiếp sau đó, dường như Hao Hao đã quá quen với việc dạy dỗ kiểu bạo lực như thế này, chị đánh con trai thường xuyên hơn mỗi lần đứa trẻ phạm lỗi, nghịch ngợm.
Ngược lại với nhà chị Hao, gia đình hàng xóm cũng có một cậu con trai nhưng đứa trẻ rất hiền lành, không quậy phá quá đà và thường xuyên ngoan ngoãn nhận ra lỗi lầm của mình khi bố mẹ mắng. Chính vì thế, đứa trẻ này hầu như chưa bao giờ bị đánh đòn.
Thậm chí, cặp bố mẹ hàng xóm có quan điểm dùng lời nói và hình phạt để dạy dỗ con trai mình nên đứa trẻ ngày càng hiểu chuyện hơn.
Giữa đứa trẻ con chị Hao thường xuyên bị bố mẹ đánh đòn lúc nhỏ và đứa trẻ hàng xóm được dạy dỗ bằng sự kiềm chế của cha mẹ đã có những khác nhau rất lớn sau 20 năm, khi trưởng thành.
1. Khả năng chịu đựng
Những áp lực trong xã hội ngày càng lớn hơn khi con người ta ngày một trưởng thành. Ngày nay, rất nhiều người trẻ tuổi bị trầm cảm vì không chịu được áp lực, một số người còn chọn cách tự tử.
Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ đánh lúc nhỏ, nói chung, chúng có khả năng chịu được căng thẳng tốt hơn những đứa trẻ chưa bao giờ bị đánh.
Ngược lại, những đứa trẻ được sống trong sự bao bọc, "nhà kính không đòn roi" từ nhỏ thường dễ thất bại khi gặp khó khăn. Chúng sẽ không chịu được những áp lực khi vượt quá giới hạn.
2. Sự khác biệt về tính cách
Đứa trẻ được nuôi dạy bằng vũ lực thường có xu thế dùng vũ lực để giải quyết vấn đề khi trưởng thành. Còn với những đứa trẻ chưa bị đánh bao giờ thường hiền hòa hơn, chúng sẽ dùng cái đầu, cái miệng để giải vây những áp lực đó.
Nói như vậy là có thể dùng "cây gậy" trong giáo dục trẻ nhỏ? Câu trả lời ở đây đương nhiên là không.
Bất cứ khi nào trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên kịp thời giáo dục trẻ nhưng trong quá trình giáo dục cần bình tĩnh và lý trí, không nên vì quá nóng giận mà đánh đập trẻ một cách tùy tiện. Sử dụng vũ lực không thực sự giải quyết được vấn đề.
Vậy, khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ phải xử trí ra sao thì đúng nhất?
Hãy kiên nhẫn
Xem xét lại những kỳ vọng của bạn và tự hỏi bản thân xem hành vi xấu của con có phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ hay không? Điều này thúc đẩy bạn suy nghĩ vấn đề đúng đắn hơn.
Giải thích cho con
Không chỉ dạy con biết xin lỗi, cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ biết nhận thức về hành vi của mình là sai như thế nào và vì sao sai. Đừng chỉ ép con nói xin lỗi trong khi chúng không hiểu mình đã làm gì sai.
Giữ bình tĩnh
Khi con vượt khỏi tầm kiểm soát, phản ứng theo cách khiến tình hình xấu đi thì phụ huynh hãy cố gắng giữ bình tĩnh, giao tiếp bằng mắt và hạ thấp giọng nói của mình. Việc này sẽ giúp bạn phần nào giải quyết tình hình theo cách đúng đắn.
Cho con không gian riêng
Khi con mắc lỗi, cha mẹ hãy đưa con đến một nơi yên tĩnh và giải thích lý do tại sao hành vi của chúng không được chấp nhận. Sau đó cha mẹ nói với con rằng chúng có thể quay lại trò chơi của mình sau bình tĩnh lại trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nếu con vẫn tỏ ra tức giận và la hét, hãy đóng cửa để con một mình ở nơi đảm bảo riêng tư và không có vật dụng nguy hiểm.