Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?

Ngày 12/06/2020 14:26 PM (GMT+7)

Khi xuất hiện tình trạng bé bị ọc sữa và thở khò khè khiến không ít mẹ lo lắng liệu bé có thể bị mắc những bệnh về hô hấp hoặc liên quan đến dạ dày. Việc ọc sữa, nôn trớ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé biếng ăn hoặc thiếu chất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo chia sẻ của Bác sĩ Đoàn Thị Mai - Nghiên cứu sinh tiến sĩ dinh dưỡng và miễn dịch nhi khoa - Khoa y - Bệnh viện Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg (Nga), bé bị ọc sữa, nôn trớ là một trong những tình trạng khá phổ biến của trẻ nhỏ. Khoảng 6 tháng đầu đời sau sinh, nhiều trẻ thường dễ bị nôn trớ, có thể là vừa bú xong bị ọc sữa hoặc bị nôn trớ vón cục (do đã được tiêu hóa một phần). 

Nếu như bé bị ọc sữa, nôn trớ ở mức bình thường với tần số không quá nhiều, không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé thì đây chỉ là hình thức ọc sữa, nôn trớ sinh lý, bé sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu như trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè kèm theo kéo dài liên tục thì có thể bé đang mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mẹ cần phải có sự thăm khám của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp với bé. 

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè? - 1

Bé bị ọc sữa và thở khò khè rất khó chịu. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bé bị ọc sữa và thở khò khè

Trẻ sơ sinh khi mới sinh khoảng từ 4-8 tuần thường có hệ tiêu hóa non yếu, hệ thống van dạ dày vẫn hoạt động chưa đồng bộ nên trong quá trình bú, bé rất dễ nuốt hơi vào dạ dày. Với lượng hơi bị dư "thừa" này không những khiến bé bị no lâu hơn mà còn khiến trẻ bị ọc sữa ra nếu được đặt nằm nghiêng.

Thông thường, hiện tượng này khá phổ biến trong giai đoạn sau sinh vài tháng đầu, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu như bé bị ọc sữa và thở khò khè cùng nhau, giống như nghẹt mũi thì cần phải chú ý đến một trong hai nguyên nhân sau:

Trào ngược dạ dày thực quản 

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở hơn một nửa số trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu. Một lượng nhỏ thức ăn rò rỉ trở lại vào thực quản từ dạ dày và khiến trẻ sơ sinh bị ọc ra. Nguyên nhân là do dạ dày trẻ không chỉ rất nhỏ mà còn nằm ngang và trẻ hay ham bú nên dạ dày tiêu hóa không kịp. Nếu như mẹ không lưu ý, các cữ bú quá nhiều làm tăng lượng sữa khiến dạ dày bị quá tải, sữa trào ngược lên, thoát ra miệng khiến bé bị ọc sữa.

Còn khi sữa bị lạc qua đường hô hấp sẽ khiến kích thích việc tăng tiết đàm, lúc này, mẹ sẽ nghe thấy tiếng thở khò khè của bé. Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất sau khi cho ăn, nhưng có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh khóc, ho hoặc căng thẳng.

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè? - 2

Mẹ sẽ thấy bé thở khò khè khi bị trào ngược dạ dày thực quản. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị dị ứng hoặc bị viêm đường hô hấp 

Việc đờm nhớt bị ứ đọng và tăng tiết dịch tại vòm mũi họng đã khiến gây nên tình trạng khò khè làm cho bé có thể bị ngạt mũi ít nhiều. Khi bé bị ngạt mũi, bé sẽ phải thở bằng miệng, niêm mạc vùng họng bị khô làm cho kích thích phản xạ nôn và khiến bé bị ọc sữa ra ngoài. 

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?

Theo chia sẻ của các chuyên gia về Tai Mũi Họng thì trong trường hợp bé bị ọc sữa và thở khò khè, việc cần thiết nhất mà mẹ phải làm là rửa vòm mũi họng của bé thật tốt bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày 3-5 lần. Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé nằm nghiêng một bên rồi nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi của bé cho đến khi nước muối chảy sang lỗ mũi bên kia. Sau đó thì đổi bên và thực hiện tương tự như lúc đầu. 

Trong suốt khoảng thời gian mà mẹ thấy trẻ có tần suất bị ọc sữa và thở khò khè nhiều thì nên thực hiện nhỏ nước muối sinh lý càng nhiều càng tốt. Nếu bé không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh, tốt hơn hết, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè? - 3

Cho bé bú đúng cách cũng sẽ giúp giảm tình trạng ọc sữa. (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường xuyên, mẹ cũng nên chú ý đến tư thế cho trẻ bú. Khi bé bú cần phải dùng 2 ngón tay để kẹp núm vú giúp sữa chảy chậm hơn (nếu như mẹ nhiều sữa), tránh việc bé bú quá nhanh và nuốt phải không khí sẽ khiến cho bé dễ bị nấc cụt, ọc sữa.

Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé và bế vác bé lên khoảng 10 phút hoặc cũng có thể cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng khoảng 30 độ. Nếu bé bị ọc sữa sau khi bú, mẹ nên cho bé nghỉ 30 phút rồi mới bú tiếp. 

Bé bị ọc sữa và thở khò khè khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi thường rất dễ gặp phải tình trạng bị ọc sữa và thở khò khè, tuy nhiên, đến 6 tháng tuổi thì triệu chứng này thuyên giảm tới 60%. Lúc này, trẻ bắt đầu ăn dặm với chế độ ăn đặc hơn và bé đã tự ngồi được. Khi đến 1 tuổi thì có tới 90% bé sẽ hết triệu chứng ọc sữa và thở khò khè này. 

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè? - 4

Mẹ nên cho bé đến bác sĩ ngay nếu như tình trạng ọc sữa, thở khò khè diễn ra liên tục. (Ảnh minh họa)

Đối với những trẻ sơ sinh liên tục bị ọc sữa và thở khò khè, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân là do đâu. Trường hợp trẻ sơ sinh mới ít tháng tuổi nhưng lại bị ọc sữa quá nhiều lần gây nên hiện tượng khó thở, chậm tăng cân, bị viêm đường hô hấp thì không nên chần chừ mà phải đi khám ngay để được kê thuốc theo đơn của bác sĩ. 

Nguồn tham khảo:

Newborn Wheezing During Feeding. Hello Mother Hood, 13 June, 2017

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, mẹ phải xử lý như thế nào?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có thể là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nên bố mẹ không nên chủ quan mà cần...

Linh Hà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con toàn diện