Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Ngày 14/03/2020 17:37 PM (GMT+7)

Thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa nên trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp, cảm lạnh, gây ra hắt hơi sổ mũi. Vậy trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Lúc này, các mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để có cách điều trị và sử dụng thuốc phù hợp cho trẻ.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? - 1

Ảnh minh họa

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hắt hơi sổ mũi như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... Tùy vào từng trường hợp sẽ có những loại thuốc điều trị khác nhau, cụ thể:

- Trẻ hắt hơi sổ mũi kèm theo sốt cao trên 38,5 độ C: Mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol, kết hợp lau người liên tục cho trẻ bằng nước ấm.

- Trẻ bị viêm sổ mũi mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mủ: Sử dụng thuốc kháng sinh thuộc nhóm chống dị ứng bao gồm những loại thuốc chứa micocrystalline, cellulose. Tuy nhiên, những loại thuốc này được chỉ định cho trẻ trên 6 tháng tuổi.

- Nếu trẻ chảy mũi nhiều, mẹ có thể sử dụng thuốc trị sổ mũi dạng xịt cho trẻ. Lưu ý, những loại thuốc này thường được chỉ định cho trẻ trên 1 tuổi.

Mặc dù là vậy, nhưng khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi lâu ngày không khỏi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bé hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi và an toàn nhất.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? - 2

Khi con bị sổ mũi, mẹ có thể giúp con xì mũi để giảm tình trạng tắc nghẽn. Ảnh minh họa

Cách trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ không cần dùng thuốc

Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì thì mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

1. Nhỏ nước muối sinh lý

Nếu nước mũi của trẻ có màu trắng trong, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 2-3 giọt. Sau khi nhỏ xong khoảng 30 giây, mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp để dịch nhầy chảy ra ngoài. Nếu nước mũi của bé có màu vàng xanh, mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh.

2. Sử dụng dụng cụ hút mũi

Nếu trẻ sổ mũi nhiều và dính, mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm lỏng dịch nhầy trước khi dùng dụng cụ hút mũi, loại bỏ dịch nhầy trong mũi trẻ. Với trẻ lớn hơn và đã biết xì mũi, mẹ hãy cho trẻ ngồi dậy và xì mũi ra chiếc khăn sạch.

3. Tăng lượng nước cho trẻ

Khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi, mẹ nên tăng lượng nước cho trẻ bằng cách cho trẻ bú nhiều hơn, đặc biệt là sữa mẹ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước, cho trẻ dùng các món ăn loãng, dễ tiêu, chế độ ăn giàu dưỡng chất và vitamin để tăng sức đề kháng.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? - 3

Nhỏ nước muối sinh lý là một trong những cách giúp làm giảm tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ. Ảnh minh họa

4. Cho bé ngủ ở tư thế nâng cao đầu

Cách này sẽ giúp bé giảm bớt hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi trong lúc ngủ. Ngoài ra, kê cao đầu cho bé khi ngủ còn giúp ngăn cản dịch nhầy chảy xuống cổ họng, gây tắc nghẽn, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

5. Day huyệt nghinh hương

Huyệt nghinh hương hay còn gọi là huyệt xung dương, nằm ngay 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng 1 cm. Khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi, mẹ có thể dùng đầu ngón tay day bấm huyệt này trong vòng 1-2 phút. Lưu ý, không dùng lực quá mạnh, mỗi ngày có thể thực hiện cho trẻ 5-7 lần tùy theo mức độ bệnh.

6. Tắm nước gừng ấm

Hơi nước gừng có thể làm lỏng chất nhầy trong mũi, giúp bé dễ dàng xì ra hoặc giúp mẹ dễ dàng làm sạch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi. Sau khi tắm xong, mẹ cũng nên xoa một chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân, ngực và lưng để giữ ấm cho trẻ.

Trên đây là một số cách trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ, nhưng nếu tình trạng này kéo dài khoảng 2 tuần không khỏi hoặc trẻ có kèm theo một số triệu chứng khác như sốt cao, dịch mũi màu xanh vàng, chán ăn,... thì thay vì tìm hiểu trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì thì mẹ nên đưa con tới bệnh viện để thăm khám, tránh để lâu kẻo có biến chứng.

Cách trị ho sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên áp dụng ngay
Mặc dù có nhiều cách trị ho sổ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi nhưng nếu áp dụng không đúng cách, không đúng với nguyên nhân gây bệnh sẽ gây ra nguy hiểm cho...
Hà Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp