Trẻ bị sốt xuất huyết có nên truyền nước không?

Linh San - Ngày 26/06/2022 15:34 PM (GMT+7)

Trẻ bị sốt xuất huyết có nên truyền nước hay không? Sốt xuất huyết là bệnh có xu hướng lan truyền sang trở thành dịch và gây nên các biến chứng nghiêm trọng đối với trẻ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Sốt xuất huyết là bệnh thường khởi phát rầm rộ với nhiều triệu chứng nguy hiểm như sốt cao đột ngột và liên tục, đau hai hốc mắt, đau mỏi cơ bắp, nôn và buồn nôn, xuất huyết dưới da, đại tiện ra máu... Hiện sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và cũng không có thuốc đặc trị.

Trẻ bị sốt xuất huyết có nên truyền nước hay không?

Trẻ em mắc sốt xuất huyết thường đối mặt với nguy cơ bị thiếu dịch do hiện tượng tăng tính thẩm mỹ thành mạch, dẫn đến hiện tượng thoát dịch ra gian bào. Do đó, khi trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được bù đủ một lượng dịch cần thiết. Vậy sốt xuất huyết có nên truyền nước cho trẻ không?

- Thông thường, trong khoảng 3 ngày đầu tiên, trẻ có biểu hiện bị mất nước. Lúc này, cha mẹ thường nghĩ ngay đến biện pháp truyền dịch để bù nước cho bé. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, không nên truyền nước cho trẻ trong giai đoạn này.

Trẻ bị sốt xuất huyết có nên truyền nước không? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị sốt xuất huyết có nên truyền nước không? (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân là do cơ thể trẻ đang bị sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh mẽ nên dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị sốc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

- Các bác sĩ cũng khuyên phụ huynh, nếu trẻ vẫn còn ăn uống được thì nên bù nước bằng cách uống nhiều nước cam, nước lọc, nước dừa, nước ép rau củ quả, nước điện giải oresol, canh hầm nhừ, cháo, soup...

- Nếu như trẻ không ăn uống được và nôn nhiều có thể truyền nước nhưng cần phải có chỉ định của bác sĩ.

- Trẻ bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được truyền dịch đạm hoặc có pha vitamin vì trẻ sẽ rất dễ bị sốc.

- Trong thời gian truyền nước, trẻ cần phải được theo dõi sát xao, nếu xuất hiện các triệu chứng như tăng thân nhiệt, rét run thì cần phải ngừng truyền ngay và báo cho bác sĩ điều trị biết tình hình để có các biện pháp xử trí kịp thời, đúng cách.

Nguy cơ khi tự ý truyền nước cho trẻ em

Nhiều gia đình thấy trẻ có các triệu chứng bị mệt mỏi, sốt cao, quấy khóc, không ăn uống thường có tâm lý lo lắng, hoang mang nên nghĩ ngay đến việc gọi y sĩ về nhà để thực hiện truyền nước cho trẻ. Trong khi đó, hiện tượng ba mẹ tự ý truyền dịch cho trẻ chỉ vì thấy sốt cao, mệt mỏi là rất nguy hiểm, đặc biệt là khi trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết.

Truyền nước cho trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được bác sĩ tư vấn. (Ảnh minh họa)

Truyền nước cho trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được bác sĩ tư vấn. (Ảnh minh họa)

Vì thế, nguy cơ sốc ở trẻ có thể xảy ra, rất nguy hiểm. Khi trẻ đã có biểu hiện sốc, rất khó có thể cứu sống được. Ngay cả các trường hợp sốt xuất huyết cần phải nhập viện theo dõi, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng sẽ chỉ định truyền dịch. Nếu có truyền dịch, tốc độ truyền cũng cần phải điều chỉnh khác nhau tùy theo ca bệnh.

Sau thời gian điều trị, dù cơ thể của trẻ vẫn còn mệt mỏi nhưng tuyệt đối không được truyền nước. Nguyên nhân là do giai đoạn này, cơ thể trẻ bị thừa nước, truyền dịch vào cơ thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp có thể gây biến chứng tử vong.

Trong khi bị sốt xuất huyết, tuy trẻ có thể mắc phải giai đoạn mất dịch (khoảng 3 ngày đầu) nhưng cũng có giai đoạn cuối xảy ra hiện tượng tái hấp thu dịch. Nếu như truyền dịch trong giai đoạn này sẽ dẫn đến hiện tượng thừa dịch, dẫn đến phù phổi và các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải lưu ý, việc truyền nước cho trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được diễn ra tại các cơ sở y tế, đảm bảo có nhân viên y tế theo dõi và tuân theo chỉ định của các bác sĩ điều trị. Phụ huynh không nên tự ý truyền nước mà cần phải có chỉ định của các bác sĩ và tuyệt đối không được truyền dịch tại nhà.

Không nên tự ý truyền nước cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Không nên tự ý truyền nước cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Sự nguy hiểm của sốt xuất huyết

Đối với trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết nhẹ, không có biến chứng có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, với trẻ bị sốt xuất huyết nặng sẽ xuất huyết các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, giảm tiểu cầu, xuất huyết tiêu hóa, sốc...

Nguy hiểm hơn, sốt xuất huyết ở trẻ em còn rất dễ lây lan (lây qua đường muỗi đốt) và thường bùng phát trở thành dịch bệnh trên diện rộng. Hậu quả mà sốt xuất huyết mang lại cho trẻ là rất lớn.

Do đó, ngay khi có các triệu chứng của sốt xuất huyết, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được xét nghiệm chẩn đoán sớm và chăm sóc y tế kịp thời, đúng cách giúp tránh xa những hậu quả xấu.

NÓNG: TP. Hồ Chí Minh đang ở đỉnh dịch của sốt xuất huyết và chân tay miệng
TP.HCM phát hiện 123 ổ dịch sốt xuất huyết, 4 ổ dịch tay chân miệng. Số ca mắc tay chân miệng lẫn sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM hiện nay đang...

Clip hot

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sốt xuất huyết