Cách phòng chống sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà như thế nào?

Linh San - Ngày 18/06/2022 18:17 PM (GMT+7)

Biết cách phòng chống sốt xuất huyết ở trẻ em là rất quan trọng bởi nếu không được điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Vì hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn đang được phát triển nên khả năng trẻ bị sốt nặng và các triệu chứng khác cao hơn.

Cách phòng chống a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/lam-me/sot-xuat-huyet-o-tre-em-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-dieu-tri-c10a389779.htmlsốt xuất huyết ở trẻ em/a tại nhà. (Ảnh minh họa)

Cách phòng chống sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, không có loại vắc xin nào có thể giúp bạn giữ an toàn cho con bạn khỏi bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, những gì cha mẹ có thể làm là thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết.

Cách phòng chống sốt xuất huyết ở trẻ em

Nắm vững các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ

Nắm vững các kiến thức về những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể giúp bé kiểm soát bệnh sốt xuất huyết kịp thời. Điều này sẽ giúp phụ huynh có các phương pháp điều trị đúng lúc.

Nắm vững các triệu chứng là cách phòng chống sốt xuất huyết ở trẻ em cơ bản nhất. (Ảnh minh họa)

Nắm vững các triệu chứng là cách phòng chống sốt xuất huyết ở trẻ em cơ bản nhất. (Ảnh minh họa)

Sốt cao, nhức đầu, nôn mửa, đau sau mắt, mệt mỏi, phát ban trên da là một số triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Nếu cha mẹ nhận thấy những triệu chứng này ở trẻ em, không nên bỏ qua mà hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.

Phá hủy môi trường sống của muỗi

Bước quan trọng nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà là tiêu diệt những nơi sinh sản tiềm ẩn của muỗi. Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường sinh sản ở những nơi có nước đọng như xô, chậu hoa, bể nước, máy làm mát không khí ... Vì vậy, gia đình phải luôn dọn sạch những nguồn nước đọng để không cho muỗi sinh sản, cuối cùng làm giảm số lượng muỗi. Bạn không được để chất thải ẩm ướt tích tụ gần nhà và giữ môi trường xung quanh sạch sẽ để giảm nguy cơ tiếp xúc với muỗi.

Trồng thêm các loại cây đuổi muỗi

Những loại cây đuổi muỗi tự nhiên nên được trồng quanh nhà như sả, bạch đàn, hương thảo... Gia đình có thể trồng những loại cây này gần cửa sổ vì đặc tính của chúng sẽ giúp ngăn muỗi vào nhà.

Sử dụng thuốc diệt muỗi

Ngày nay, có nhiều loại thuốc diệt muỗi hoặc xua đuổi muỗi hiệu quả. Không những thế, còn có một số sản phẩm đặc biệt dành cho trẻ em mà không để lại bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm này.

Sốt xuất huyết không chỉ nguy hiểm cho trẻ em mà bao gồm cả người lớn. (Ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết không chỉ nguy hiểm cho trẻ em mà bao gồm cả người lớn. (Ảnh minh họa)

Nếu bé hoặc người trong gia đình bị dị ứng hóa chất, có thể sử dụng long não để thay thế thuốc chống muỗi. Chỉ cần đóng tất cả cửa ra vào và cửa sổ, thắp long não trong khoảng 20-25 phút. Khói long não có khả năng tiêu diệt côn trùng truyền bệnh.

Lời khuyên về cách phòng ngừa sốt xuất huyết của trẻ em

Trẻ em dễ mắc bất kỳ bệnh nào hơn người lớn vì chúng thường chơi ngoài trời và cũng không nhận thức được sự phức tạp của những vết muỗi đốt này. Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ bé khỏi bị muỗi đốt sốt xuất huyết. Dưới đây là một số lời khuyên:

Sử dụng kem chống muỗi phù hợp

Đối với trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi, cha mẹ phải sử dụng thuốc xua đuổi có thành phần hoạt tính như DEET lên đến 30%, picaridin hoặc IR3535. Ngoài ra, cần phải đảm bảo rằng chất xua đuổi được sản xuất với công thức tinh tế và dịu nhẹ trên da em bé.

Những chất xua đuổi này đã được đăng ký với Cơ quan Bảo vệ Môi trường và được chứng minh là an toàn, có hiệu quả trong việc chống muỗi đốt. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ được sử dụng những chất đuổi này theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.

Bổ sung thực phẩm tăng cường miễn dịch trong chế độ ăn uống của trẻ

Khả năng miễn dịch mạnh mẽ sẽ giúp đảm bảo sức mạnh để chống lại bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, cha mẹ cần phải bổ sung thực phẩm tăng cường miễn dịch vào chế độ ăn của trẻ.

Một số thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Một số thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Một số loại thực phẩm rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch bao gồm bông cải xanh, sữa chua, gừng, tỏi, rau bina (cải bó xôi), thực phẩm họ cam quýt, hạnh nhân, cá hồi…. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ uống nhiều nước. Một chế độ ăn uống phong phú sẽ làm cho trẻ có khả năng chống lại vi rút sốt xuất huyết.

Mặc quần áo dài tay khi trẻ ra ngoài

Phụ huynh cần phải cho trẻ mặc quần áo dài tay như áo sơ mi dài tay hoặc áo phông và quần dài. Điều này sẽ giảm thiểu diện tích da tiếp xúc của trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh thậm chí có thể thoa permethrin (thuốc và thuốc diệt côn trùng) lên quần áo, giày dép và cả màn (mùng) ngủ của các bé để loại bỏ hoặc giảm thiểu muỗi sinh sản xung quanh chúng. Đặc biệt, buổi tối (và ngay cả ban ngày) cũng nên bỏ màn (mùng) kín đi ngủ để hạn chế muỗi đốt.

Biến chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?
Biến chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em được đánh giá là nguy hiểm hơn người lớn. Đặc biệt là tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết của trẻ nhỏ là khá cao và...

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sốt xuất huyết