Trẻ bị chân tay miệng có kiêng tắm không? Để giúp bé nhanh khỏi bệnh thì việc chăm sóc trẻ đúng cách là rất quan trọng. Đặc biệt là vấn đề chăm sóc da trong khi bé bị bệnh.
Bệnh chân tay miệng do enterovirus gây ra, một họ vi rút phổ biến lớn gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng ở người, đặc biệt là trẻ nhỏ và gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh chân tay miệng thường kéo dài trên dưới một tuần. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng ở não, phổi hoặc tim có thể xảy ra.
Trẻ bị chân tay miệng có kiêng tắm không? (Ảnh minh họa)
Trẻ bị tay chân miệng có kiêng tắm không?
Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng, xung quanh người trẻ sẽ xuất hiện những mụn nước. Sau khoảng từ 7-10 ngày, những mụn nước này sẽ bắt đầu khô lại. Không ít người lo lắng rằng, nếu những mụn nước bị vỡ, bé sẽ dễ bị nhiễm trùng nên cần phải hạn chế chạm vào để không làm chúng bị vỡ. Do vậy, nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng nên kiêng tắm cho bé luôn.
Đây là một trong những quan niệm rất sai lầm. Việc không cho những nốt mụn của trẻ bị vỡ ra là đúng. Tuy nhiên, việc kiêng tắm cho trẻ khi mắc bệnh chân tay miệng là hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân là nếu trẻ không được tắm, những loại vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện để phát triển và dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Điều quan trọng khi trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng là mẹ cần phải luôn cố gắng giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ cho trẻ. Khi được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sức đề kháng của bé cũng sẽ được tăng lên, giúp chống lại những vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, phụ huynh nên tắm sạch sẽ cho bé để các vi khuẩn không có cơ hội phát triển.
Trong thời gian tắm cho bé, cha mẹ nên tắm tại nơi kín đáo, tránh gió lùa vì bé cần phải kiêng gió. Tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng loại xà phòng sát khuẩn để giúp loại bỏ hết những vi khuẩn gây bệnh.
Cha mẹ nên vệ sinh hàng ngày cho trẻ để đảm bảo trẻ không bị nhiễm trùng. (Ảnh minh họa)
Một số triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ
- Viêm họng
- Sốt và đau họng trong vòng 3 đến 6 ngày kể từ khi nhiễm vi rút
- Các nốt đỏ phẳng, đôi khi có mụn nước trên bàn tay, bàn chân hoặc mông
- Loét ở cổ họng, lưỡi và miệng có thể trở nên đau đớn
- Cảm thấy cáu kỉnh, mệt mỏi và thường không khỏe
- Kém ăn và chỉ muốn uống nước lạnh do đau do loét miệng
Cách phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ
Bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan, vì vậy hãy đảm bảo giữ bé tránh xa những người bị nhiễm bệnh chân tay miệng. Mẹ có thể giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh bằng những thói quen sau:
- Dạy bé rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi ăn, và sau khi đi vệ sinh.
- Tránh cho trẻ dùng chung đồ ăn, thức uống, đồ dùng, khăn tắm và bàn chải đánh răng với người khác.
- Tránh cho trẻ chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa.
- Khử trùng đồ chơi và các bề mặt mà bé thường xuyên chạm vào.
Trẻ bị chân tay miệng có thể phòng ngừa đúng cách. (Ảnh minh họa)
Nếu có thể, hãy cố gắng cách ly trẻ bị nhiễm bệnh với những người còn lại trong gia đình. Những người mắc bệnh từ các thành viên trong gia đình có khả năng mắc bệnh nặng hơn và diễn biến nặng hơn.
Điều trị bệnh chân tay miệng của trẻ
Bệnh chân tay miệng không có thuốc điều trị cụ thể, vì bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, điều trị cơn đau và cơn sốt có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của trẻ, đồng thời giúp trẻ duy trì lượng thức ăn và chất lỏng. Nếu bé bị sốt hoặc đang bị đau đớn, phụ huynh có thể cho trẻ uống paracetamol với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ.
Nếu trẻ bị nổi mụn nước trong miệng, cơn đau có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Gia đình nên chuẩn bị sẵn chất lỏng / gel giảm đau (gây tê tại chỗ) có thể giúp làm dịu cơn đau do mụn nước trong miệng, tuy nhiên, trước khi sử dụng, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.