Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Các bé nên ăn gạo hoặc bột gạo, khoai tây, thịt nạc các loại, sữa đậu nành, sữa chua, dầu thực vật và các thực phẩm chế biến dưới dạng cháo, súp...
Trẻ từ 6 tháng - 2 tuổi là độ tuổi rất dễ bị tiêu chảy. Tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài phân lỏng hoặc đi ngoài nhiều nước 3 lần/ ngày. Trẻ bị tiêu chảy cấp không kéo dài quá 14 ngày. Trẻ bị tiêu chảy nguyên nhân chủ yếu là nhiễm trùng đường ruột gây nên bởi các ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột.
Trẻ bị tiêu chảy ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển, bé dễ bị suy dinh dưỡng và nặng nhất có thể tử vong. Vì vậy, ngoài việc điều trị tích cực bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? Thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy mẹ nên tham khảo.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Bé dưới 6 tháng tuổi vẫn đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục bú mẹ bình thường. Mẹ nên ăn các thực phẩm như chuối, gạo, táo, bánh mì, sữa chua, các loại rau củ quả giàu chất xơ và mẹ cũng có thể sử dụng men vi sinh. Những dinh dưỡng này đi vào sữa mẹ và đi vào cơ thể bé.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Đối với trẻ lớn hơn, trẻ đã bắt đầu ăn dặm trở đi thì có thể ăn các thực phẩm trực tiếp. Mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm sau:
- Gạo hoặc bột gạo
Gạo chứa nhiều tinh bột, dễ tiêu hóa và có thể thúc đẩy tiêu hóa thực phẩm khác tốt hơn. Mẹ có thể nấu cháo, nấu cơm hoặc rang gạo nên rồi nấu cho bé uống.
Rang gạo rồi nấu thành nước cho bé uống cũng giúp chữa ỉa chảy cho bé (Ảnh minh họa)
- Thịt nạc các loại như thịt lợn nạc, cá nạc, thịt gà nạc
Protein sẽ giúp cung cấp năng lượng để phục hồi cơ thể cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn các loại thịt nạc này bằng các món ninh hầm nhừ, luộc để bé ăn giúp dễ tiêu hóa. Mẹ cũng có thể nấu thành súp, cháo… cho bé ăn. Không nên chiên rán quá nhiều dầu mỡ.
- Sữa chua, sữa đậu nành
Đây là nguồn bổ sung men vi sinh tự nhiên tốt nhất cho bé khi bị tiêu chảy. Bé có thể ăn 1 cốc hoặc 1/2 cốc sữa chua 1 ngày để giúp cải thiện hệ tiêu hóa trong giai đoạn bị tiêu chảy.
- Chuối
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Chuối là một loại quả dành cho bé bị đi ngoài. Lượng kali lớn trong chuối sẽ bù đắp lượng kali bị thiếu hụt do mất nước khi tiêu chảy. Chất xơ pectin là loại chất xơ hòa tan có thể hấp thụ các chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé. Chất xơ inulin có trong chuối chín cũng có tác dụng khôi phục lại những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé, giúp bé nhanh khỏi chứng tiêu chảy.
- Hồng xiêm
Hồng xiêm có chứa tanin và polyphenol có lợi cho đường tiêu hóa, giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, làm sạch dạ dày, giảm tiêu chảy.
- Táo
Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin có ích cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy chỉ nên ăn táo đã nấu chín để dễ tiêu hóa hơn. Mẹ dùng 2 - 3 quả táo nấu chín cho bé ăn sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng của tiêu chảy.
- Khoai tây
Lượng tinh bột và chất xơ hòa tan trong khoai tây thích hợp cho bé bị đi ngoài. Mẹ có thể nấu các món như khoai tây luộc, nướng, nấu súp khoai tây, canh khoai tây cho bé ăn để nhanh khỏi bệnh tiêu chảy.
- Dầu thực vật
Nấu cháo cho bé bị tiêu chảy hay nấu, xào cho các bé lớn hơn bị tiêu chảy mẹ nên dùng dầu thực vật, dầu chứa ít chất béo, lành tính tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
- Bánh mì
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Bánh mì có thể giúp bé cảm thấy no nhưng không gây đầy bụng, giúp giữ nước trong cơ thể, hỗ trợ ngừa đi ngoài phân lỏng cho bé.
Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?
- Không nên cho trẻ uống nước giải khát công nghiệp
- Thánh thực phẩm có nhiều chất xơ khó hòa tan, ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô.
- Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn chiên rán, quá nhiều dầu mỡ.
- Không dùng thức ăn có nhiều đường cho trẻ.
- Các loại thủy hải sản, tái sống không nên cho trẻ ăn.
- Các loại thực phẩm cay nóng, đồ đóng hộp, chế biến sẵn, trái cây họ cam quýt, sản phẩm từ sữa khác... cũng không nên cho bé đang bị đi ngoài ăn.
Thực phẩm trẻ bị tiêu chảy không nên ăn (Ảnh minh họa)
Lượng thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ bị tiêu chảy cho ăn càng nhiều càng tốt. Nên chia nhỏ thành 6 bữa/ ngày hoặc nhiều hơn để giúp dinh dưỡng có thể bổ sung thường xuyên.
Đối với những trẻ đã khỏi tiêu chảy, mẹ vẫn nên duy trì tăng thêm 1 bữa nữa 1 ngày, kéo dài trong 2 tuần để bổ sung dinh dưỡng cho con hậu tiêu chảy. Còn đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì nên ăn thêm 1 bữa/ ngày và kéo dài ít nhất 1 tháng.
Đa dạng thực đơn cho trẻ bằng những thực phẩm phù hợp cho bé giúp bé nhanh khỏi (Ảnh minh họa)
Tham khảo một số thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy
Mẹ có con bị đi ngoài thì có thể tham khảo một số thực đơn cho bé bị tiêu chảy của Viện Dinh dưỡng Quốc gia sau đây:
1. Thực đơn cho bé 6 tháng bị tiêu chảy
Giờ | Ngày thứ 1 | Ngày thứ 2 | Ngày thứ 3 + 4 |
6h | Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo cà rốt: 100-150ml | Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo cà rốt hoặc sữa đậu tương 10%: 120-180ml | Bú mẹ hoặc sữa bò loãng ¾ so với bình thường (pha với nước cháo): 150-200ml |
9h | - Bột thịt gà nạc + gà cốtLượng: + Bột gạo: 2 thìa cà phê+ Thịt gà nạc: 20g (2 thìa)+ Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê + Dầu ăn ½ thìa (2,5ml)- Chuối nghiền ½ quả | - Bột thịt gà nạc + gà cốtLượng: + Bột gạo: 2 thìa cà phê+ Thịt gà nạc: 20g (2 thìa) + Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê+ Dầu ăn ½ thìa (2,5ml)- Chuối nghiền ½ quả | - Bột thịt gà + cà rốtLượng:+ Bột gạo: 3 thìa+ Thịt gà nạc 30g+ Cà rốt nghiền 2 thìa+ Dầu ăn ½ thìa |
12h | Giống bữa 6h | Giống bữa 6h | Giống bữa 6h |
15h | - Bột thịt lợn nạc + cà rốtLượng: + Bột gạo 2 thìa+ Thịt lợn thăn 20g+ Cà rốt nghiền 2 thìa+ Dầu ăn ½ thìa- Táo nghiền ½ quả | - Bột thịt lợn nạc + gà cốtLượng: + Bột gạo: 2 thìa cà phê+ Thịt gà nạc: 20g (2 thìa)+ Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê+ Dầu ăn ½ thìa- Chuối nghiền ½ quả | - Bột thịt lợn nạc + cà rốtLượng: + Bột gạo 3 thìa+ Thịt nạc 30g+ Cà rốt nghiền 2 thìa+ Dầu ăn ½ thìa- Táo nghiền ½ quả |
18h | Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo hoặc sữa đậu tương (100-150ml) | Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo hoặc sữa đậu tương 10%(120-180ml) | Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo hoặc sữa đậu tương 150-180ml |
21h | Bú mẹ hoặc ăn sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Lưu ý: Nếu bé ăn bị nôn thì cho ăn ít đi và tăng bữa. Nếu bé ăn sữa bò bị đi ngoài thì thay thế bằng sữa đậu tương 10% hoặc ăn sữa chua làm từ sữa pha. Sau ngày thứ 5 nếu bé bớt ỉa chảy thì quay về thực đơn bình thường.
2. Thực đơn cho bé 7 - 12 tháng bị tiêu chảy
Giờ | Ngày thứ 1 | Ngày thứ 2 | Ngày thứ 3+4 |
6h | Bú mẹ hoặc sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
9h | - Bột thịt gà + cà rốtLượng: + Bột gạo: 3 thìa+ Thịt gà 25g+ Cà rốt nghiền 3 thìa+ Dầu ăn ½ thìa- Hồng xiêm nghiền ½ quả | - Bột thịt gà + cà rốtLượng: + Bột gạo 3 thìa+ Thịt gà 25g+ Cà rốt nghiền 3 thìa+ Dầu ăn ½ thìa- Táo nghiền ½ quả | - Bột thịt gà + cà rốtLượng: + Bột gạo: 3 thìa+ Thịt gà nạc 30g+ Cà rốt nghiền 2 thìa- Dầu ăn ½ thìa |
12h | Bú mẹ hoặc sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
14h | - Bột thịt lợn + cà rốtLượng:+Bột gạo 3 thìa+ Thịt nạc thăn 25g+ Cà rốt nghiền 3 thìa+ Dầu ăn ½ thìa- Chuối chín ½ quả | - Bột thịt lợn + cà rốtLượng: + Bột gạo 3 thìa+ Thịt nạc thăn 25g+ Cà rốt nghiền 3 thìa+ Dầu ăn ½ thìa- Chuối chín ½ quả | - Bột thịt nạc + cà rốtLượng: + Bột gạo 4 thìa+ Thịt nạc 30g+ Cà rốt nghiền 30g (3 thìa)+ Dầu ăn ½ thìa+ Nước giá đỗ 15ml (20g giá đỗ)- Hồng xiêm ½ quả |
16h | Bú mẹ hoặc sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
18h | - Bột thịt gà + cà rốtLượng:+ Bột gạo 3 thìa+ Thịt gà 25g+ Cà rốt nghiền 3 thìa+ Dầu ăn ½ thìa- Hồng xiêm nghiền ½ quả | - Bột thịt gà + cà rốtLượng: + Bột gạo 3 thìa+ Thịt gà 25g+ Cà rốt nghiền 3 thìa+ Dầu ăn ½ thìa- Táo nghiền ½ quả | - Bột thịt gà + cà rốtLượng: + Bột gạo 4 thìa+ Thịt gà 30g+ Cà rốt nghiền 3 thìa+ Dầu ăn ½ thìa+ Giá đỗ 20g (xay nhỏ lọc lấy 150ml nước nấu bột).- Hồng xiêm nghiền ½ quả |
Từ sau 21h | Bú mẹ hoặc sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức | Bú mẹ hoặc sữa công thức |
Lưu ý: Đối với các bé không bú sữa mẹ, ăn sữa công thức thì mẹ pha sữa bột + cà rốt nghiền, mỗi bữa từ 100 - 150ml. Từ ngày thứ 5 trở đi, trẻ bớt đi ngoài thì quay về thực đơn bình thường.
3. Thực đơn cho trẻ trên 1 tuổi bị tiêu chảy
Giờ | Ngày thứ 1 +2 | Ngày thứ 3 + 4 |
6h | Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu tương 200ml | Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu tương 200ml |
9h | - Cháo thịt gà + cà rốtLượng: + Gạo 30g (1 vốc tay)+ Thịt gà 30g, Cà rốt 50g+ Dầu ăn 1 thìa (5g)+ Giá đỗ 20g giã hoặc xay lọc lấy nước cháo | - Cháo thịt lợn nạc + cà rốtLượng: + Gạo 30g+ Thịt nạc 30g+ Cà rốt 30g+ Dầu ăn 5g+ Giá đỗ 20g |
11h | - Bú mẹ hoặc sữa pha với nước cháo cà rốt- Chuối tiêu nghiền 1 quả | - Bú mẹ hoặc sữa pha với nước cháo cà rốt- Hồng xiêm nghiền 1 quả |
13h | - Cháo thịt gà + cà rốtLượng:+ Gạo 30g (1 vốc tay)+ Dầu ăn 1 thìa (5g)+ Giá đỗ 20g giã hoặc xay lọc lấy nước cháo | - Cháo thịt lợn nạc + cà rốtLượng: + Gạo 30g+ Thịt nạc 30g+ Cà rốt 30g+ Dầu ăn 5g+ Giá đỗ 20g |
15h | - Sữa bò hoặc sữa đậu tương: 200ml- Táo nghiền 1 quả | - Sữa bò hoặc sữa đậu tương: 200ml- Chuối tiêu 1 quả |
17h | - Cháo thịt nạc + cà rốtLượng:+ Gạo 30g+ Thịt nạc 30g, cà rốt 30g+ Dầu ăn 5g+ Giá đỗ 20g | - Cháo thịt gà + cà rốtLượng:+ Gạo 30g (1 vốc tay)+ Thịt gà 30g, Cà rốt 50g+ Dầu ăn 1 thìa+ Giá đỗ 20g giã hoặc xay lọc lấy nước cháo |
20h | Bú mẹ hoặc ăn với sữa bò pha loãng ½ với nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu tương 200ml | Bú mẹ hoặc ăn với sữa bò pha loãng ½ với nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu tương 200ml |
Trên đây là những thông tin về trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì. Để phòng ngừa tiêu chảy cho bé bố mẹ cần thực hiện ăn chín uống sôi cho bé, thường xuyên vệ sinh tay chân cho bé bằng xà phòng, đảm bảo nguồn thực phẩm, nguồn nước sạch.