Trẻ được đón học sớm và muộn: Sự khác biệt rõ rệt khi trưởng thành

Hạ Mây - Ngày 29/03/2022 09:21 AM (GMT+7)

Thường xuyên bị đón muộn có thể khiến trẻ cảm thấy thiếu an toàn, từ đó mất niềm tin vào nhiều thứ trong cuộc sống.

Với nhiều bậc cha mẹ, khi con đến tuổi đi học, việc đưa đón trẻ đúng giờ có chút khó khăn. Bởi vì không phải cha mẹ nào cũng có thể dễ dàng thu xếp được thời gian tan làm để đến trường đúng giờ, đặc biệt là vào giờ tan tầm hay tắc đường. Tuy nhiên, chia sẻ của một bà mẹ trẻ dưới đây có thể sẽ làm nhiều cha mẹ suy nghĩ lại.

Một người mẹ trẻ cho biết, khi con cô đến tuổi đi học, hầu như cô chưa bao giờ để con mình phải đợi. Dù bận rộn đến đâu người mẹ cũng sẽ thu xếp đến trường đúng giờ. Thậm chí giờ tan làm của cô thường là 4-5h chiều nhưng cũng trùng vào giờ tan học của con nên cô luôn cố gắng hoàn thành công việc trước thời gian này để kịp giờ đón con sớm nhất.

 Mỗi lần đến trường đón con sớm, cô nhìn thấy được ánh mắt vui biết bao của con gái. "Con luôn tự hào vì mẹ đón con sớm" - câu nói của con gái chính là động lực khiến cô luôn cố gắng vì con.

Trẻ được đón học sớm và muộn: Sự khác biệt rõ rệt khi trưởng thành - 1

Người mẹ cho biết dù có bận rộn thế nào cũng thu xếp thời gian đón con đúng giờ. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, bà mẹ giải thích cho hành động của mình rằng trước đây, khi cô còn nhỏ, cô đã từng nhiều lần bị cha mẹ “bỏ quên” ở trường. Vì lúc đó, cha mẹ cô bận rộn với công việc buôn bán nên người mẹ luôn là đứa bé cuối cùng được đón. Điều đó khiến cô nhiều lần khóc vì tủi thân, thậm chí là giận dỗi bố mẹ. Do đó khi có con, cô tự hứa với bản thân không bao giờ để con mình rơi vào trường hợp như vậy.

Trên thực tế, những suy nghĩ của người mẹ trẻ này hoàn toàn chính xác. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi các trường mẫu giáo khoảng 5 năm trước, những đứa trẻ được đón muộn thường rụt rè và thiếu tự tin hơn so với những đứa trẻ luôn được cha mẹ đón đúng giờ.

Dưới góc độ tâm lý giáo dục, việc cha mẹ đón con muộn cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thường xuyên bị đón muộn có thể khiến trẻ cảm thấy thiếu an toàn, từ đó mất niềm tin vào nhiều thứ trong cuộc sống.

Chính vì những nguyên nhân trên, các bậc cha mẹ không nên xem nhẹ việc đưa đón con. Cha mẹ hãy cố gắng thu xếp thời gian đến đón con đúng giờ (không cần phải là người đầu tiên, nhưng ít nhất cha mẹ đừng là người cuối cùng) để giúp con hình thành một thái độ sống tích cực.

Bên cạnh đó, khi đón con, cha mẹ cũng nên thực hiện những điều sau:

1. Giao tiếp nhiều hơn với giáo viên

Hãy trò chuyện với giáo viên khi đón trẻ để cập nhật và hiểu rõ hơn những hoạt động và trạng thái của trẻ như thế nào khi đến trường.

Nếu cha mẹ cảm thấy không tiện để nói chuyện trước mặt trẻ, cha mẹ có thể thường xuyên liên lạc với giáo viên qua điện thoại hoặc thông qua các mạng xã hội. Điều này không những giúp cha mẹ dễ dàng cập nhật những hoạt động của con mà còn giúp thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ và giáo viên, từ đó, tránh được các hiểu lầm hay mâu thuẫn không đáng có giữa phụ huynh và giáo viên.

Trẻ được đón học sớm và muộn: Sự khác biệt rõ rệt khi trưởng thành - 2

Cha mẹ nên thường xuyên trao đổi với giáo viên của trẻ. (Ảnh minh họa)

2. Cung cấp năng lượng tích cực cho trẻ

Một số cha mẹ sẽ luôn hỏi con họ sau giờ học: Hôm nay cô giáo có phạt con không? Hay có bạn nào bắt nạt con không?,... Tuy nhiên, đây không phải là một việc được khuyến khích. Những câu hỏi mang tính tiêu cực như thế sẽ khiến trẻ có cái nhìn không tốt về trường lớp của mình. Bên cạnh đó, những câu hỏi tiêu cực về các bạn khác trong lớp cũng khiến trẻ trở nên kiêu ngạo và xem thường các bạn.

Trẻ được đón học sớm và muộn: Sự khác biệt rõ rệt khi trưởng thành - 3

Cha mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện cùng con. (Ảnh minh họa)

Điều cha mẹ nên làm là truyền cho con những năng lượng tích cực để con có một cái nhìn lạc quan hơn về trường lớp - nơi mà con gắn bó mỗi ngày.

Mẹ trẻ mặc váy ngắn đón con tan học ai cũng chú ý, con trai nhìn thấy liền khóc ầm
Bà mẹ vô cùng hối hận vì đã không quan tâm đến cảm xúc của con.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết