Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn và cách vệ sinh rốn cho bé

Loan Trần - Ngày 28/08/2021 16:05 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh và đến ngày thứ 15 thì liền hẳn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể rụng rốn sớm hoặc muộn hơn một chút tùy vào cơ thể trẻ và cách mẹ chăm sóc.

Dây rốn là nguồn cung cấp oxy, dinh dưỡng cho thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Khi sinh thì dây rốn không còn cần thiết nữa, nó sẽ tự rụng đi sau một thời gian nhất định.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn và khô?

Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng từ 6 - 8 ngày sau sinh. Rốn của bé sẽ khô và chuyển sang màu nâu hoặc xám, thậm chí là màu xanh. Từ 6 - 15 ngày sau sinh thì rốn bé sẽ khô lại và rụng xuống. Tuy nhiên, một số bé sơ sinh sẽ rụng rốn sớm hơn hay muộn hơn.

Rốn của bé sẽ rụng sau khi sinh từ 6 - 15 ngày nhưng chưa lành hẳn (Ảnh minh họa)

Rốn của bé sẽ rụng sau khi sinh từ 6 - 15 ngày nhưng chưa lành hẳn (Ảnh minh họa)

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn?

Sau khi dây rốn rụng thì từ 7 - 15 ngày rốn sẽ lành hẳn. Trong thời gian rốn chưa rụng hoặc đã rụng nhưng chưa lành hẳn thì bố mẹ cần giữ cho khu vực rốn của bé được sạch sẽ, khô ráo để tránh nhiễm trùng.

Đối với bé lâu rụng rốn hay có dấu hiệu nhiễm trùng thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Mẹ không được bôi bất cứ thứ gì lên rốn của bé.

Sau từ 7 - 15 ngày sau khi rụng rốn của bé sẽ lành hẳn (Ảnh minh họa)

Sau từ 7 - 15 ngày sau khi rụng rốn của bé sẽ lành hẳn (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu bé sắp rụng rốn

Dây rốn của bé mới sinh ra sẽ có màu sáng bóng và màu vàng. Dấu hiệu bé sắp rụng rốn là:

- Dây rốn chuyển sang màu nâu hoặc xám, thậm chí là màu xanh.

- Gốc rốn khô và chuyển dần thành màu đen

Gốc rốn của bé khô và chuyển màu thâm đen là sắp rụng (Ảnh minh họa)

Gốc rốn của bé khô và chuyển màu thâm đen là sắp rụng (Ảnh minh họa)

Làm gì để bé nhanh rụng rốn?

Nếu rốn của bé không bị rỉ dịch, chảy mủ, không sưng đỏ là bé không bị nhiễm trùng. Mẹ chỉ cần hàng ngày rửa rốn cho bé bằng nước muối sinh lý (nồng độ 0,9%), để hở rốn, không băng kín, quấn tã thấp dưới rốn thì rốn sẽ khô và rụng.

Không được bôi bất cứ thứ gì lên rốn của bé và luôn để rốn bé khô thoáng thì rốn của bé sẽ nhanh khô và tránh được nhiễm trùng.

Nếu sau 3 tuần mà rốn của bé vẫn chưa rụng và không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ vẫn nên kiên nhẫn đợi.

Nếu sau 6 tuần rốn bé chưa rụng và có biểu hiện như sốt hoặc nhiễm trùng thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

Vệ sinh rốn của bé hàng ngày, không cầm kéo rốn của bé (Ảnh minh họa)

Vệ sinh rốn của bé hàng ngày, không cầm kéo rốn của bé (Ảnh minh họa)

Cách vệ sinh rốn cho bé sau khi rụng

Rốn của bé sau khi rụng có thể sẽ thấy một vài giọt máu, đó là hiện tượng bình thường không đáng ngại (nhưng nếu bé bị chảy máu nhiều thì cần lập tức đưa bé đi gặp bác sĩ).

Khi rốn của bé đã rụng vẫn chưa lành hẳn, mẹ cần vệ sinh đáy rốn của bé bằng miếng bông gạc hoặc thấm một ít cồn i ốt 1 - 2 lần/ ngày. Sau đó quấn băng rốn cho bé và làm như vậy cho đến khi rốn lành hẳn.

Khi quấn tã cho bé, mẹ gấp mép tã dưới rốn của bé, không được để cho nước tiểu của bé dây lên rốn bé khi chưa lành hẳn sẽ dễ khiến rốn của bé bị nhiễm trùng.

Luôn luôn phải để khu vực rốn của bé khô thoáng, không băng quá kín, quá chặt.

Vệ sinh rốn của bé sau khi rụng là rất quan trọng (Ảnh minh họa)

Vệ sinh rốn của bé sau khi rụng là rất quan trọng (Ảnh minh họa)

Lưu ý:

- Khi rốn rụng mẹ sẽ thấy rốn bề mặt rốn tiết ra một ít chất lỏng màu vàng và dính chảy ra, đây là điều bình thường, nếu không có mủ thì không sao.

- Bề mặt rốn đã rụng sẽ có một lớp da mỏng bao phủ, đôi khi có 1 khối u nhỏ màu đỏ ở trên lỗ rốn và khối này được gọi là nụ hạt rốn. Nếu thấy khối u này không biến mất sau 1 tuần thì mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ.

Bố mẹ cần lưu ý, sau khi rốn của bé đã rụng mà không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách bé rất dễ bị nhiễm trùng, có mủ, phù nề, tấy đỏ, sốt… rất nguy hiểm. Mẹ cần tuân thủ nguyên tắc vệ sinh rốn cho bé trước, trong và sau khi rụng rốn cho đến khi rốn liền hẳn.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu phải làm sao?
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là tình huống mà rất nhiều mẹ thường hay gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Thông thường, rốn của trẻ sơ sinh...

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Loan Trần
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách