Trẻ sơ sinh không chịu ngủ là bị làm sao, xử lý thế nào?

Loan Trần - Ngày 30/07/2021 16:01 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ có nhiều nguyên nhân, chủ yếu đều do cách chăm sóc trẻ chưa đúng. Cách xử lý bé sơ sinh không chịu ngủ mẹ có thể tham khảo.

Trẻ sơ sinh được tính từ 0 - 6 tháng tuổi. Bé từ 6 - 12 tháng không còn gọi là giai đoạn sơ sinh nhưng vẫn cần chăm sóc đặc biệt hơn. Trẻ sơ sinh không chịu ngủ không phải hiếm gặp.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

- Bé sơ sinh từ 1 - 4 tuần tuổi ngủ 15 - 18 tiếng/ngày. Bé gần như ngủ cả ngày, chỉ thức dậy khi đến giờ ăn. Bé không giai đoạn này ngủ không phân biệt ngày, đêm.

- Trẻ sơ sinh từ 1 - 3 tháng tuổi cần ngủ từ 15,5 - 17 tiếng/ ngày. Trong đó ngủ 8,5 tiếng ban đêm, 6 - 7 tiếng ban ngày. Mỗi giấc ngủ kéo dài 3 - 4 tiếng, ngày ngủ 3 - 4 giấc.

- Trẻ sơ sinh từ 3 - 6 tháng tuổi cần ngủ 15 - 16 tiếng/ ngày. Ngủ 9 - 10 tiếng ban đêm, 4 - 5 tiếng ban ngày.

- Trẻ từ 6 - 9 tháng cần ngủ 14 - 15 tiếng/ ngày.

- Trẻ từ 9 - 12 tháng cần ngủ khoảng 14 tiếng/ ngày chia làm 2 giấc.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trên thực tế sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực sự của bé (Ảnh minh họa)

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trên thực tế sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực sự của bé (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ là bị làm sao?

Trẻ sơ sinh đặc biệt là giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi không chịu ngủ có nhiều nguyên nhân. Cụ thể là:

- Mẹ ngủ ít khi mang thai

Việc mẹ ngủ ít khi mang thai cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh. Em bé trong bụng sẽ bị kích thích hoặc tỉnh giấc trong khi ngủ nếu mẹ hoạt động nhiều. Vì vậy, sau khi chào đời các bé có xu hướng không thích ngủ, ngủ ít, khó vào giấc ngủ.

- Bé bị đói

Bé sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi cần nhiều cữ ăn do dạ dày của bé còn nhỏ, lượng thức ăn nạp vào 1 lần còn ít. Nên nếu mẹ cho bé bú thiếu cữ bú, bé bị đói thì cũng sẽ không chịu ngủ, cáu gắt, quấy khóc nhiều.

- Bé bị ướt tã

Tã ướt là nguyên nhân chủ yếu khiến các bé không chịu ngủ, khó ngủ, quấy khóc

- Trẻ quá nóng hoặc quá lạnh

Thân nhiệt của bé sơ sinh cao hơn người bình thường, vì vậy không gian trong phòng quá nóng, không thông thoáng, nhiệt độ quá cao, mẹ quấn tã bé quá kỹ khiến bé bị quá nóng, mồ hôi toát ra thấm ngược lại bé khiến bé dễ bị nhiễm lạnh, từ đó bé khó ngủ, không ngủ và thậm chí có thể bị ốm.

Nhiệt độ không phù hợp cũng khiến bé sơ sinh khó ngủ, không chịu ngủ (Ảnh minh họa)

Nhiệt độ không phù hợp cũng khiến bé sơ sinh khó ngủ, không chịu ngủ (Ảnh minh họa)

- Bé ngủ không sâu giấc

Nếu mẹ thường xuyên ôm bé ngủ có thể sẽ khiến bé ngủ không sâu giấc, khó ngủ hơn.

- Bé bị quá giấc

Khi bé có dấu hiệu gắt ngủ như dụi mắt, ngáp, lim dim... thì mẹ nên cho bé đi ngủ. Nếu qua giai đoạn này bé sẽ gắt ngủ, chuyển sang giai đoạn tỉnh táo, quấy khóc nhiều.

- Bé bị khát nước (đối với bé từ 6 - 12 tháng tuổi)

Đối với những bé uống sữa công thức, ăn dặm, nếu khát nước, uống không đủ nước cũng dễ khiến bé khó ngủ, không chịu ngủ, đang ngủ bị tỉnh dậy và gắt ngủ.

- Bé bị bệnh

Bé bị mắc bệnh như cảm lạnh, cúm, bệnh đường hô hấp... cũng khiến cơ thể bé mệt mỏi, khó ngủ, cáu gắt.

- Môi trường không phù hợp

Nếu môi trường xung quanh quá ồn ào, quá sáng... cũng khiến bé khó ngủ, không chịu ngủ.

- Bé bị tiếu chất

Những bé có giấc ngủ không sâu, hay bị giật mình, bứt rứt, khó chịu khi ngủ là biểu hiện của thiếu canxi, kẽm.

Cách xử lý trẻ sơ sinh không chịu ngủ

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, ngủ không sâu giấc hay vặn mình hay quấy khóc không chịu ngủ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Và cách khắc phục bé sơ sinh không chịu ngủ sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên.

- Mẹ ngủ đủ giấc khi mang thai

Mẹ hãy ngủ đủ, nghỉ ngơi đầy đủ trong quá trình mang thai. Không nên thức khuya, hãy đảm bảo giấc ngủ khi mang thai để bé có thể có được giấc ngủ hoàn thiện từ khi trong bụng mẹ.

- Cho bé ăn đủ

Đối với các bé sơ sinh 24h đầu tiên bé sẽ cần 8 cũ bú, mỗi cữ cách nhau 1 - 2 giờ.

Bé từ 1 tháng cần từ 8 - 12 cữ bú, mỗi lần cách nhau 2 - 3 giờ.

Bé 2 tháng cần từ 118 - 148ml sữa và cần bú cách nhau 3 - 4 giờ. Khi bé lên 4 tháng thì cần 177ml sữa. Đến khi bé được 6 tháng thì cần 236ml sữa.

Lượng sữa và cữ bú của mỗi bé cần trong 1 ngày là khác nhau, mẹ cần chú ý đến lượng sữa bé muốn tiêu thụ trong ngày để cho bé bú đủ. Bé bú đủ no sẽ có thể tránh được khó ngủ, ngủ không ngon, hay quấy khóc.

- Thay tã lót cho bé thường xuyên

Hãy đảm bảo bé luôn ở trong tình trạng khô ráo, thoáng mát. Chú ý lựa chọn tã lót thông thoáng, phù hợp với bé, không bị kích ứng. Ngoài ra, hãy thay tã khi thấy tã có biểu hiện nặng hơn bình thường. Khi tã, bỉm khô thoáng, bé sẽ ngủ ngon hơn.

- Môi trường ngủ của bé phù hợp

Phòng của bé được thông thoáng, không ồn ào, không quá sáng. Khi đến giờ bé ngủ, mẹ có thể hạ ánh sáng tối đa để bé được ngủ ngon. Còn bình thường khi bé thức, hãy để bé ở môi trường ánh sáng tốt, bé sẽ tập làm quen dần với sáng thức, tối ngủ.

Môi trường phù hợp sẽ giúp bé ngủ ngon hơn (Ảnh minh họa)

Môi trường phù hợp sẽ giúp bé ngủ ngon hơn (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, mẹ cũng chú ý đến nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh ngủ ngon. Nhiệt độ phòng lý tưởng nhất cho bé là từ 26 - 28 độ. Lạnh hơn bé dễ bị ốm, nóng hơn bé khó ngủ. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình một nguyên nhân lớn nhất là nhiệt đồ phòng không phù hợp.

- Để bé ngủ ở tư thế thoải mái

Mẹ không nên ôm ấp bé khi ngủ, để bé được ngủ ở tư thế thoải mái. Có thể sử dụng một vài vật dụng như gối chèn bên cạnh để bé có cảm giác an toàn khi ngủ.

- Cho bé đi ngủ khi có dấu hiệu buồn ngủ

Khi mẹ thấy bé dụi mắt, ngáp, càu nhàu, cáu gắt ngủ thì nên dừng mọi việc lại và cho bé ngủ. Không nên để bé quá giấc, khi đó bé gần như không chịu ngủ, khó ngủ và dễ tỉnh lại ngay, hay quấy khóc.

- Cho bé uống đủ nước

Đối với các bé uống sữa công thức từ 6 tháng trở nên, ăn dặm mẹ có thể cho bé uống nước phù hợp với nhu cầu của bé. Nếu mẹ thấy bé dậy đòi uống nước, cáu gắt, cho uống nước là dịu lại thì hãy tăng thêm nước cho bé trong ngày. Bé uống đủ nước trong ngày sẽ không tỉnh giấc vì khát, ngủ ngon hơn.

- Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Hãy đảm bảo sữa mẹ đầy đủ dưỡng chất (đối với bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu). Ngoài ra, khi bé đã bắt đầu ăn dặm, hãy bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu protein, khoáng chất, chất đạm, vitamin, đặc biệt là canxi và kẽm… để giúp bé có giấc ngủ ngon.

- Khắc phục các tình trạng bệnh

Đối với các bé sơ sinh bị cảm, cúm… thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý kịp thời. Bé có một cơ thể khỏe mạnh thì mới ăn và ngủ tốt.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số mẹ giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn:

- Thay đổi thời gian ngủ trưa, ngủ ngày của bé. Rút ngắn thời gian ngủ trưa, ngủ ngày của bé lại, buổi tối bé sẽ ngủ sâu giấc hơn.

- Mẹ có thể massage cho bé sau khi đã tắm rửa, cho bé ăn đủ. Mẹ vừa massage vừa hát ru cho bé ngủ, bé sẽ nhanh đi vào giấc ngủ hơn.

Mẹ có thể massage và ru bé ngủ (Ảnh minh họa)

Mẹ có thể massage và ru bé ngủ (Ảnh minh họa)

- Trước khi cho bé đi ngủ mẹ không để cho bé kích động quá mức, không để bé khóc quá nhiều hay cười quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

- Bé cần phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày đảm bảo cơ thể luôn thoải mái. Mặc cho bé những bộ quần áo thoáng mát.

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ rất quan trọng vì vậy mẹ cần chú ý đảm bảo dinh dưỡng, chế độ chăm sóc bé phù hợp để bé có giấc ngủ ngon, sâu giấc và phát triển tốt nhất. Trẻ sơ sinh không chịu ngủ dù đã thực hiện rất nhiều biện pháp mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân chính xác nhất và có những biện pháp xử lý kịp thời.

Trẻ nhỏ nên ngủ trưa bao lâu? Quá dài hay quá ngắn đều không tốt, mẹ không nên lơ là
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giấc ngủ trưa mang đến những lợi ích to lớn đối với trẻ, nếu được thường xuyên ngủ trưa. 

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Loan Trần
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách