Theo các chuyên gia, chiều cao của trẻ liên quan đến thời gian ngủ, nếu mẹ muốn trẻ cao thêm thì không nên đánh thức con vào thời điểm này.
Xã hội ngày càng phát triển, một số yêu cầu về ngoại hình, chiều cao cũng ngày càng khắt khe hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh khi đầu tư vào việc giáo dục trí tuệ cho con mình cũng rất coi trọng sự phát triển thể chất và đặc biệt quan tâm đến nhiều đến chiều cao.
Khi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ bị tụt hậu so với các bạn cùng lứa tuổi, các bậc cha mẹ rất lo lắng, hầu hết sẽ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc bổ sung dinh dưỡng không thôi chưa đủ mà còn phụ thuộc phần lớn vào giấc ngủ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chiều cao của trẻ có mối quan hệ rất lớn với thời gian ngủ, mặc dù đây là điểm mà hầu hết các bậc cha mẹ đều không mấy quan tâm. Vì vậy, muốn trẻ cao lớn, vượt trội hơn so với các bạn cùng trang lứa thì cha mẹ không nên bỏ qua hai thời hai thời điểm ngủ quan trọng trong ngày, nếu không có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Đầu tiên là khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng, và thời điểm thứ hai từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Trong hai khoảng thời gian này, cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng mạnh nhất, cũng là thời gian mà trẻ dễ đạt được chất lượng giấc ngủ cao và đây cũng là chìa khóa quyết định chiều cao của trẻ.
Những trẻ có thói quen đi ngủ sớm và tuân thủ nguyên tắc sinh hoạt khoa học so với những trẻ thường xuyên thức khuya, ngủ chập chờn sẽ có sự chênh lệch chiều cao rất lớn là khoảng 6 cm.
Các chuyên gia nhắc nhở, hầu hết trong thời gian đầu cha mẹ có thể giám sát con ngủ đúng giờ, nhưng trong giai đoạn khung giờ vàng thứ hai, nhiều cha mẹ chủ động đánh thức con.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng nên đánh thức trẻ sớm trước 7 giờ để kịp giờ ăn sáng, nhưng hành động này vô tình khiến chất lượng giấc ngủ giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Ngoài giấc ngủ, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cũng cần lưu ý đến một số yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ sau:
Đầu tiên, chiều cao cũng bị ảnh hưởng bởi tư thế của trẻ
Hiện nay, gánh nặng và áp lực học hành ngày càng áp lực đối với trẻ, giờ đây những chiếc cặp sách mà nhiều trẻ mang ngày một nhiều hơn, ngày càng có nhiều đồ đạc hơn. Gánh nặng bài vở nhiều cũng khiến trẻ có tư thế đi đứng không tốt, ngay trên đường đi học về nhiều trẻ có triệu chứng gù lưng, vai cao, vai thấp.
Việc trẻ cao bao nhiêu có liên quan mật thiết đến sự phát triển của cột sống, vì vậy trong giai đoạn này trẻ bị gù lưng và các triệu chứng khác của lưng thấp sẽ dẫn đến cột sống phát triển không bình thường, khi đó sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của cơ thể.
Nếu tư thế ngồi, đi, đứng của trẻ sai cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương.
Thứ hai, việc thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương
Sự phát triển của xương cần sự hỗ trợ của rất nhiều canxi, vì vậy chúng ta thường nghe các bác sĩ dặn dò cha mẹ nên cho trẻ uống canxi đúng lúc. Vì thiếu canxi, dẫn đến hệ xương của trẻ sẽ còi cọc, thậm chí chậm phát triển, khiến chiều cao của trẻ thấp hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi.
Vì vậy, trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển của trẻ, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ thông qua thực phẩm. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý, chỉ nên bổ sung đủ lượng canxi cho trẻ, không nên quá nhiều sẽ vô tình tăng áp lực cho đường ruột và dạ dày.
Việc thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến trẻ chậm phát triển chiều cao hơn so với bạn bè.
Thứ ba, trẻ tập thể dục vừa phải có thể thúc đẩy tăng trưởng
Trong quá trình trẻ vận động, vô tình kích thích các chi và cơ trên cơ thể tích vận động theo, từ đó cũng thúc đẩy xương ở các các bộ phận khác liên tục vận động. Điều này có một vai trò mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của xương toàn cơ thể của trẻ.
Ngoài ra, tập thể dục hợp lý còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, và quá trình trao đổi chất tự nhiên cũng sẽ được đẩy nhanh.
Trẻ thường xuyên được ra ngoài tập thể dục, không chỉ tăng cường thể chất mà còn giúp trẻ có cảm giác thèm ăn, khả năng hấp thụ tốt sẽ thúc đẩy chiều cao phát triển một cách tự nhiên.
Trẻ tập thể dục thường xuyên sẽ tác động mạnh mẽ đến việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của xương toàn cơ thể của trẻ.