Xin 100 triệu để trả nợ nhưng tôi không có cho, con dâu vỗ thẳng mặt "hai cháu sẽ không gọi bà là bà nội"

Ngày 20/11/2024 14:30 PM (GMT+7)

Trở về nhà sau 1 tuần chăm sóc con dâu và cháu nội, tôi nghĩ thấy tủi mà bật khóc.

Chồng tôi mất sớm, 20 năm nay một mình tôi khó nhọc nuôi con trai ăn học thành người cũng chỉ mong một ngày con yên bề gia thất. Con có vợ, có con cái sum vầy bên bà nội là tôi cũng đủ hãnh diện. Ấy thế nhưng bao ước mơ của tôi tan biến cũng chỉ vì khúc mắc mà con dâu "tước đoạt" luôn quyền làm bà nội của tôi.

Con trai tôi lấy vợ xong có ý định mua nhà nên bao nhiêu vốn liếng tôi dồn hết vào cho vợ chồng cháu mua một căn chung cư 3 tỷ. Khi cháu sinh con gái đầu lòng tôi còn sức khỏe nên lên chăm sóc cho con cho cháu 3 năm liền. Đến khi cháu gái đi lớp tôi mới về quê.

Đợt này con dâu tôi tiếp tục bầu bé thứ 2 là một cháu trai nên tôi mừng rỡ lắm. Định bụng dù có yếu đến đâu cũng sẽ tiếp tục lên đỡ đần con chuyện cơm nước, nhà cửa, con cái để con dâu nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thế nhưng trước khi sinh 2 tháng, con dâu tôi hùn vốn làm ăn với bạn bị thua lỗ nên nợ 100 triệu. Vợ chồng không có tiền trả nợ nên về nhà nói tôi đi vay hộ cho các cháu.

Khi tôi đi vay ngân hàng thì người ta nói tôi không có thu nhập đều hàng tháng nên không thể vay. Vậy là con dâu bắt đầu giận dỗi tôi từ đấy cho rằng tôi không chịu đi vay người ngoài hoặc bỏ tiền tiết kiệm ra để trả nợ cho con. Mặc dù tôi cũng đã cố gắng giải thích rằng:

- Bây giờ ở quê mẹ đi vay 100 triệu khó lắm, nhất là khi mẹ đã già không có công việc ổn định thì ai người ta tin. Một mình mẹ nuôi con trai ăn học thì có bao nhiêu ngốn bấy nhiêu, mẹ còn chút tiền tiết kiệm cũng đã cho các con mua nhà cả rồi.

Vậy là kể từ đó con dâu bắt đầu đưa cháu nội ra để "trừng phạt" tôi. Mỗi khi tôi điện thoại lên để nói chuyện với cháu gái thì con dâu đều tìm mọi cách không cho bà cháu nói chuyện. Nếu tôi điện thoại cho con dâu thì nó sẽ không bắt máy, còn điện thoại cho con trai thì khi hai bà cháu đang nói chuyện, con dâu luôn tìm cách cắt ngang cuộc điện thoại.

- Con đã học bài chưa, nhanh đi học bài nhanh.

- Nói gì mà nói lắm thế, con còn bao nhiêu việc chưa làm, đi làm nhanh cho mẹ.

- Ồn ào quá, con tắt điện thoại ngay cho mẹ.

- Từ mai bà nội gọi điện ít thôi, cháu còn phải ăn phải học chứ không rảnh.

... là những câu con dâu nói khiến tôi cay đắng không biết nói sao nữa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mới đây, con dâu tôi hạ sinh đứa thứ 2 ở quê ngoại chứ không sinh ở quê nội, cũng không sinh ở Hà Nội vì nó sợ nếu sinh ở Hà Nội thì kiểu gì tôi cũng lên sống ở đó, nó không thích.

Biết là như thế nhưng tôi cũng không thể bỏ con bỏ cháu. Từ ngày con dâu sinh tôi đã nhiều lần đi hơn 200 cây số để sang tận nhà thông gia thăm cháu nội.

Thế nhưng khi tôi sang con dâu cũng không thèm nói với tôi nửa lời, thậm chí cũng không cho tôi bế cháu nội. Bà thông gia thấy ngại nên thường tự đưa cháu cho tôi bế. Mỗi lần thấy vậy con dâu tôi thường nói:

- Mẹ (ý là mẹ đẻ của con dâu) không bế được cháu thì mẹ bảo con chứ đừng đưa cho người khác, con không muốn nhận sự giúp đỡ của người khác xong lại mắc nợ.

Không những thế, con dâu còn liên tục chê tôi bế cháu không đúng cách, giặt quần áo trẻ sơ sinh mà giặt bẩn, hắt hơi vào mặt cháu lây virus, cưng nưng cháu nhưng nói kháy con dâu vì tôi nói "mẹ không cho con ăn nên con khóc à"...

Tất cả tôi đều nhịn hết cho êm cửa ấm nhà. Thế nhưng đến cuối cùng không thể nhịn thêm khi con dâu tôi nói:

- Hai cháu sẽ không gọi bà là bà nội nữa nên bà cũng không cần có trách nhiệm với các cháu đâu.

- Con nói thế là như thế nào, mẹ làm gì có lỗi với các cháu mà con lại có cái quyền không cho mẹ nhận các cháu.

- Mẹ chăm sóc cháu nhưng không hợp ý con chút nào cả. Ngoài ra mẹ còn kẹt sỉ, chi li, chắt bóp từng đồng một không giúp vợ chồng con trả nợ, để vợ chồng con sống chật vật thì làm gì mà có thể cho các cháu một cuộc sống đủ đầy được.

- Không hợp ý con thì chúng ta cùng nhau sửa để cho đứa trẻ được chăm sóc tốt nhất. Con việc tiền nong, không phải mẹ không cho mà là mẹ không có để cho và mẹ cũng không thể đi vay cho các con được. Ngoài ra, chuyện tiền bạc là chuyện tiền bạc còn chuyện các cháu không thể đánh đồng được. Mẹ là mẹ chồng của con, là bà nội của các cháu. Con không có quyền gì mà chia cách tình bà cháu được.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Con có quyền chứ vì con là người đẻ ra chúng nó nên con có quyền cho chúng nó được gần gũi ai thì gần. Từ giờ bà không cần lên thăm các cháu đâu, chúng con tự nuôi con của con được.

- Con làm thế là không được đâu, mẹ không chấp với con nhưng con sống sao để các con của con tôn trọng mẹ nó, kính yêu bà nội là được.

Nói xong tôi bắt ngay chuyến xe khách về quê, càng nghĩ càng uất hận bật khóc.

Mối quan hệ mẹ con, bà cháu từ nay sẽ càng ngày càng xa. Trước có con có cháu làm bầu bạn giờ đây đã không thêm con lại còn mất cả cháu.

Tâm sự từ độc giả tuvi...

Thực tế, trong cuộc sống gia đình nhiều thế hệ và chăm sóc một đứa trẻ không phải là chuyện đơn giản, từ miếng ăn, giấc ngủ đến chuyện học hành, vui chơi của bé. Chính vì thế, với những người thân như bố mẹ và ông bà không thể tránh khỏi những bất đồng trong mối quan hệ khi cùng nhau chăm sóc và nuôi dạy con cái. Nhất là khi mẹ chồng và nàng dâu đều là những người đã và đang làm mẹ, cùng nhau chăm sóc con - cháu bị ảnh hưởng nhiều giữa những quan niệm xưa và nay.

Do đó, khi có sự bất đồng và gây hiểu nhầm, chúng ta cần giải quyết một cách ổn thỏa:

- Chia sẻ và lắng nghe nhau

Cả hai nên dành thời gian để lắng nghe quan điểm của nhau. Điều này giúp hiểu rõ hơn về lý do và cảm xúc của đối phương.

Nên chia sẻ cảm xúc của mình một cách chân thành, nhưng cũng cần tế nhị để không làm tổn thương đối phương.

- Tôn trọng nhau

Nàng dâu nên nhận thức rằng mẹ chồng có kinh nghiệm và tình yêu thương dành cho cháu. Ngược lại, mẹ chồng cũng cần tôn trọng quyền nuôi dạy của nàng dâu.

Bên cạnh đó cả hai cũng cần tạo không gian riêng cho đối phương với con/cháu bởi mẹ chồng có thể có thời gian riêng với cháu, trong khi nàng dâu cũng cần không gian để nuôi dạy theo cách của mình.

- Thống nhất nguyên tắc chăm dạy cháu

Cả hai bên nên cùng nhau thảo luận và thống nhất về nguyên tắc chăm sóc trẻ. Việc này giúp tránh sự khác biệt trong cách nuôi dạy.

Tuy nhiên cả hai bên cần có sự linh hoạt và sẵn sàng thỏa hiệp để tìm ra giải pháp tốt nhất cho đứa trẻ.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chồng

Nàng dâu nên nói chuyện với chồng để anh có thể giúp truyền đạt những mong muốn và nhu cầu của nàng đến mẹ trong việc chăm sóc con.

Gửi mẹ chồng ở quê 3 triệu/tháng nhờ chăm con, một lần về thăm thấy mâm cơm bé ăn tôi rơi nước mắt
Con trai thường xuyên lấy trộm điện thoại của bà để gọi cho tôi, đòi lên thành phố ở với mẹ là tôi biết có chuyện chẳng lành với con ở quê.

Tâm sự mẹ bỉm

Theo Phan Nguyễn (Ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm