Mặc dù là phương pháp làm đẹp phổ biến và được nhiều người áp dụng nhưng đa phần phụ nữ vẫn hay phải các sai lầm sau đây khi tiêm filler.
Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, BV Da liễu Trung ương
Với những ưu điểm vượt trội của mình, tiêm filler được nhiều chị em ngày càng ưa chuộng và tìm đến để có được vẻ đẹp hoàn hảo hơn. Tuy vậy, phương pháp này được xem là cách làm đẹp tạm thời, chỉ kéo dài được tầm 3 đến 6 tháng hoặc những loại cao cấp tầm 6 tháng đến 1 năm.
Bên cạnh đó, việc sử dụng filler không rõ nguồn gốc tại các cơ sở chui, bác sĩ không có tay nghề, bản thân việc sử dụng filler cũng chứa đầy hiểm họa như: làm liệt cơ mặt, tăng nếp nhăn khi ngừng dùng, đẩy nhanh quá trình lão hóa da và gây nên những biến chứng khó lường khi làm không đúng cách...
Chính vì vậy, để giúp phái đẹp ứng dụng biện pháp làm đẹp này một cách an toàn và hiệu quả nhất, TS.BS. Nguyễn Hữu Quang - Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Da liễu TW đã chia sẻ những thông tin vô cùng quý báu. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp các nàng có được vẻ đẹp hoàn hảo nhất khi áp dụng biện pháp tiêm filler.
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn nhưng thường gây ra nhiều hệ lụy vì chính sai lầm của người dùng và bác sĩ kém tay nghề.
Nhiều phụ nữ kéo nhau đi tiêm filler để vẻ đẹp thêm hoàn hảo, tuy vậy không phải ai cũng đạt được vẻ đẹp như ý. Vậy một phương pháp làm đẹp được cho là an toàn và hiệu quả nhanh chóng như filler có thể làm ở bất kỳ nơi nào cũng được có đúng không?
Câu trả lời là không. Filler tuy là biện pháp làm đẹp khá an toàn và nhanh chóng so với các phương pháp thẩm mỹ khác, nhưng không có nghĩa là nó không nguy hiểm đến người làm đẹp. Bạn phải chọn các trung tâm thẩm mỹ uy tín và có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Tránh ham rẻ và tiết kiệm mà đi tiêm chui ở những cơ sở kém chất lượng, không có nguồn gốc.
Hậu quả của tiêm filler không rõ nguồn gốc.
Những tình huống này sẽ dẫn đến những hiểm họa không lường như: Tiêm filler nhầm mạch máu gây mù mắt. Tiêm filler không đúng cách làm biến dạng gương mặt. Tiêm filler quá liều dẫn đến căng da, chèn mạch máu gây thiếu máu sẽ gây hậu quả khó lường khi để trong thời gian dài…
Chính vì vậy, để tránh những tác hại nguy hiểm này, các bạn hãy chịu khó tìm hiểu, nghe bác sĩ tư vấn và chọn lựa trung tâm thẩm mỹ uy tín để tránh được những điều không mong muốn.
Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, chị em nhất định phải chọn trung tâm thẩm mỹ uy tín, chất lượng.
Tiêm filler Hàn Quốc sẽ rẻ mà phù hợp với người Châu Á hơn là các loại filler từ Mỹ, Pháp…?
Loại filler nào cũng cần phù hợp với cơ địa của người dùng. Ngày nay những loại filler đã qua kiểm định đều sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cách tốt nhất để biết loại nào phù hợp với bản thân là nhờ tư vấn từ bác sĩ và các chuyên viên có thâm niên nhiều năm trong ngành làm đẹp.
Tuyệt đối tránh xa những loại chế phẩm có cấu trúc như filler nhưng lại không mang đến hiệu quả triệt để, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Các sản phẩm này thường rất rẻ và xuất hiện dày đặc trên thị trường.
Chỉ nên tiêm filler đã qua kiểm định, được cấp phép lưu hành.
Những sản phẩm filler đạt chuẩn sẽ được chứng nhận bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) hoặc CE Mark. Giá một số filler hàng chính hãng, đạt tiêu chuẩn của Mỹ hoặc tiêu chuẩn Châu Âu, có giấy phép lưu hành của Bộ Y tế giá dao động trong khoảng từ 2,5 - 5,3tr/ống 1 ml.
Một số loại filler đã được Bộ Y tế kiểm định, cho phép nhập khẩu và cấp phép lưu hành, đều có giấy chứng nhận và chứng chỉ, khi cần bạn có thể yêu cầu các trung tâm xuất trình để tiện kiểm tra và an tâm hơn.
Cũng vừa mới đây, Bệnh viện Mắt Trung ương vừa ghi nhận thêm một trường hợp biến chứng nặng vì tiêm filler ở spa. Bệnh nhân nữ 27 tuổi được tiếp nhận tại bệnh viện và chẩn đoán tắc mạch gây mù, thiếu máu cấp tính vùng trán mũi và ổ mắt. Sau nhiều nỗ lực cứu chữa của đội ngũ y bác sĩ, nữ bệnh nhân 27 tuổi đã quan sát được đồ vật, người ở cách xa khoảng 50 - 60m.
Ca bênh phục hồi tốt sau khi gặp biến chứng mất thị lực vì tiêm filler tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Đây là hậu quả của việc tiêm chất làm đầy tại cơ sở kém uy tín.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Mắt Trung ương, trong tổng số khoảng vài trăm ca mắc biến chứng mất thị lực vì tiêm filler chỉ có khoảng 10 ca là có thể phục hồi. Vì vậy, bệnh nhân 27 tuổi này là một trong những trường hợp may mắn.
Sau khi tiêm filler các bộ phận thường bị sưng đỏ và có mủ phải làm thế nào, chúng có nguy hiểm không?
Sau khi tiêm filler xong, vùng tiêm sẽ hầu như không sưng và chỉ hơi đỏ một chút rồi sẽ hết ngay khoảng 1 tiếng sau đó. Với tình trạng tiêm filler môi hay mũi bị sưng đỏ kéo dài từ 2 - 3 ngày. Mức độ sưng đau và thời gian còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người rồi giảm dần nên các bạn không cần quá lo lắng.
Nhưng trong trường hợp sau khi tiêm filler một thời gian dài mà vẫn thấy bị sưng, nhức, vón cục, thâm, bầm tím hay có mủ, đó chính là dấu hiệu khác thường. Vì vậy hãy đến ngay các trung tâm mà bạn đã thực hiện làm đẹp để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Nhiều trường hợp tiêm filler ở mũi, môi… nhưng lại bị ảnh hưởng hay mù mắt? Trường hợp này có thường gặp không?
Trong thực tế, tiêm filler vẫn gặp những biến chứng hoại tử vùng tiêm, mù mắt vĩnh viễn hay nguy hiểm hơn cả là nhồi máu não do tiêm filler. Khi tiêm filler, có thể gây biến chứng là do kỹ thuật viên tiêm nhầm vào mạch máu gây tắc mạch dẫn đến hoại tử vùng mô mà mạch máu bị tắc nuôi dưỡng.
Hoặc khi tiêm quá liều, chẳng hạn như khi tiêm nhiều hơn 1cc vùng sống mũi, 0.3cc vùng đầu mũi đã có thể gây căng da, chèn mạch máu gây thiếu máu các cơ quan lân cận, gây hoại tử mũi.
Tiêm filler sai cách ở một số vị trí có thể gây biến chứng mù lòa.
Đối với trường hợp bị biến chứng gây mù mắt, mặc dù không phải tiêm filler vào mắt nhưng khi tiêm chất này vào vùng mũi có thể dẫn đến phù nề, chèn ép gây hoại tử tại chỗ, từ đó ảnh hưởng đến vùng xung quanh, gây tắc động mạch trung tâm võng mạc, tăng nhãn áp, từ đó gây mù lòa…
Các vị trí tiêm có thể gây biến chứng mù mắt là: sống mũi và rãnh mũi má; vùng rãnh cau mày và những nếp nhăn trán; vùng thái dương và da đầu…
Được biết không phải ai cũng có thể làm đẹp với filler, vậy ngoài người có thai và đang cho con bú ra, những bệnh nào nên tránh phương pháp này?
Không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng phương pháp làm đẹp bằng filler, chất làm đầy.
Dù là phương pháp khá an toàn nhưng tiêm filler lại thường gặp phải biến chứng bởi kỹ thuật tiêm hay tay nghề chuyên môn của bác sĩ. Tuy nhiên, khi có những bệnh lý sau đây, bạn cũng đừng nên lựa chọn phương pháp làm đẹp này.
- Da đang bị nhiễm trùng: Những người bị bệnh nhiễm trùng da sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi tạo các vết thương hở trên da. Tốt nhất, chúng ta nên thực hiện tiêm sau khi điều trị khỏi vấn đề nhiễm trùng.
- Bệnh lý máu khó đông, rối loạn đông máu: Đây là bệnh lý hạn chế làm đẹp với các phương pháp thẩm mỹ và cả tiêm filler, bởi nó sẽ làm tăng thời gian chảy máu tại các điểm tiêm. Chảy máu sau tiêm sẽ khó cầm khi khách hàng có bệnh lý rối loạn đông máu.
Tin liên quan
Kỳ Duyên - mỹ nhân sẽ đại diện Việt Nam trên đấu trường quốc tế sắp tới đây có khả năng đạt được vương miện hay không?
Tin bài cùng chủ đề Tiêm filler
ThS.Bs Cao Ngọc Duy - Trưởng Khoa - Khoa Hàm mặt thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã lên tiếng cảnh cáo chị em về lựa chọn tiêm filler.