Các vùng khác nhau mặc dù có những tập tục khác nhau, nhưng nghi thức tang lễ đa phần đều có những cấm kỵ giống nhau, phải tránh không được phạm.
Sinh, lão, bệnh, tử là điều mà không ai có thể tránh khỏi. Nhưng do nhiều nguyên nhân như sợ hãi, đau buồn, thương tiếc hoặc tôn trọng… mà mọi người thường tìm cách để né tránh, khi nói đến cái chết cũng cố gắng tìm những từ ngữ uyển chuyển để thay thế như không còn nữa, mất, từ trần, tạ thế, qua đời, đi rồi, hi sinh…
Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, chữ “hiếu” có vai trò vô cùng quan trọng, được coi là cái gốc của đạo đức. Từ cổ chí kim, thái độ của con cái đối với việc nuôi dưỡng cha mẹ khi sống và chôn cất cha mẹ khi chết được coi là tiêu chuẩn của chữ hiếu. Do vậy, trong xã hội liền hình thành văn hóa chôn cất nghiêm khắc. Các vùng khác nhau mặc dù có những tập tục khác nhau, nhưng nghi thức tang lễ đa phần đều có những cấm kỵ giống nhau, phải tránh không được phạm.
1. Kỵ lúc ra đi không có người thân bên cạnh
Thời xưa con người rất xem trọng việc nối dõi tông đường, cho rằng lúc người già ra đi, nhất định phải có con cháu bầu bạn để lúc đi có người tiễn, không cảm thấy cô độc, ở dưới âm phủ cũng không phải nhớ nhung, linh hồn cũng dễ yên nghỉ.
2. Kỵ để người đã khuất cởi trần
Người phương Đông chúng ta rất kỹ tính trong những chuyện thế này. Trước khi trút bỏ hơi thở cuối cùng phải mặc quần áo đẹp cho người đó, không nên để cởi trần ra đi.
Ngày xưa, những người già khi đến một số tuổi nhất định, con cháu thường phải chuẩn bị áo liệm trước, để các cụ yên tâm.
Số lượng và chất liệu của áo liệm cũng cần phải suy xét kĩ. Số lượng cần phải là số lẽ, như năm, bảy, chín chiếc, kỵ số chẵn, vì sợ tai họa lại ập đến lần nữa. Về chất liệu, kỵ gấm và satanh, thường dùng lụa nhiều hơn, ngụ ý ban phúc cho con cháu. Hơn nữa, đồ liệm cũng không nên dùng loại làm từ da và lông, vì sợ kiếp sau sẽ hóa thành thú.
3. Những cấm kỵ khi nhập liệm
Khi nhập liệm có rất nhiều cấm kỵ:
- Khi nhập liệm kỵ nước mắt bắn vào thi thể. Khi nhập liệm, những người thân cần phải tạm thời kìm nén đau thương, kìm nén dòng nước mắt để tránh nước mắt rơi vào thi thể.
- Trước khi nhập liệm kỵ mèo, chó đến gần thi thể, bởi vì có ý kiến cho rằng chúng sẽ kiến cho người chết đột nhiên bật dậy hoặc biến thành cương thi.
- Quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Chất liệu tốt nhất để làm quân tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách. Cây liễu do không ra hạt nên sợ đời sau không có người nối dõi.
4. Cấm kỵ khi báo tang
Khi lo việc ma chay, phải treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng ở bên ngoài cổng để người ngoài biết trong nhà có người qua đời, đồng thời báo tang cho bạn bè, thân thích xa gần, báo tin cho những người ở nước ngoài hoặc ở xa xôi, gọi con cái về chịu tang. Trong đó, báo tang cho thông gia cần phải thận trọng.
Khi lo việc ma chay, phải treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng ở bên ngoài cổng để người ngoài biết trong nhà có người qua đời.
Cha mẹ mất, sau khi xác định ngày làm đám tang, con trai phải đến nhà thông gia báo tang. Khi báo tang, trước khi vào nhà cần quỳ ở ngoài hành lễ, báo cáo với thông gia tin cha mẹ mất cùng ngày tháng tổ chức tang lễ.
5. Chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí của mộ
Người xưa cho rằng sau khi chết, linh hồn còn chưa lập tức đi xa. Do vậy ngay từ ngày xưa, nhiều người đã rất cầu kỳ trong việc lựa chọn ngày tháng tổ chức tang lễ, để tránh những điều không may sẽ xảy ra.
Vị trí của mộ tốt hay xấu sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến bần hàn phú quý của con cháu đời sau.
Vị trí của mộ tốt hay xấu sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến bần hàn phú quý của con cháu đời sau. Về vị trí của mộ, người xưa cho rằng cần phải tránh những cấm kỵ sau:
- Không được chôn cất ở nơi có tảng đá lớn .
- Không chôn cất ở nơi có bãi cát và nước chảy xiết.
- Không chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang vắng.
- Không chôn trên đỉnh núi cô độc.
- Không chôn xung quanh đền, chùa, miếu.
- Không chôn gần nhà tù.
- Không chôn nơi đồi núi hỗn loạn.
- Không chôn nơi phong cảnh u sầu.
- Không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn định.
6. Cấm kỵ sau khi hạ huyệt
Sau khi hạ huyệt người đã khuất, người đưa tang cần đi quanh mộ ba vòng, trên đường về kỵ quay đầu nhìn lại, để tránh linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.
7. Trong thời gian để tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng
Trong thời gian con cái đang để tang, không nên đi thăm bạn bè và họ hàng, không tụ tập, không chúc Tết, đặc biệt là không đến chúc Tết những gia đình có người bị bệnh để tránh đem điều không may đến.
8. Trong thời gian chịu tang, con cái không được mặc đồ lòe loẹt
Sau khi cha mẹ qua đời, con cái cần phải chịu tang. Thời xưa phải chịu tang 3 năm, bây giờ tuy đã rút ngắn lại, nhưng trong thời gian này vẫn nên chú ý, không được mặc quần áo lòe loẹt, trang điểm đậm, uống rượu hát hò.