"Người Tị Nạn" của nhà văn gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 ra mắt tại Việt Nam

Ngày 18/12/2017 09:01 AM (GMT+7)

Người Tị Nạn - cuốn sách mới nhất của nhà văn gốc Việt Nguyễn Thanh Việt sẽ được phát hành tại Việt Nam từ cuối tháng 12 này.

Người Tị Nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Thanh Việt – Người gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer, được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”. Tập truyện ngắn gây ấn tượng mạnh bởi sự hư cấu mà chân thực của nó, như đánh giá của New York Times:

Những câu chuyện về người tị nan Việt Nam như ma thuật bất biến…Một tập truyện siêu phàm…Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện…Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ”.

amp;#34;Người Tị Nạnamp;#34; của nhà văn gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 ra mắt tại Việt Nam - 1

Mở đầu cuốn sách là những day dứt về một quá khứ đầy ám ảnh

“Tôi viết sách này cho những hồn ma vốn là nhóm duy nhất ở với thời gian bởi vì họ ở ngoài thời gian” (Roberto Bolafio, Antwerp)

“Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn

Không phải những điều bạn đã viết ra

Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên

Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình” (James Fenton, A German Requiem)

Như tựa đề tập truyện cho thấy, các truyện trong tập đều xoay quanh những người tị nạn, trong đó có ông và gia đình.

Tị nạn, nếu hiểu theo một nghĩa rộng rãi, là việc rời nơi mình đang sống để tránh một tai họa nào đó. Nó có thể là thiên tai (bão lụt, hạn hán, nạn đói do mất mùa...) mà cũng có thể là nhân tai, do con người gây ra cho nhau (chiến tranh, thảm họa môi trường, áp bức tôn giáo hay chính trị...) rồi bây giờ còn có khái niệm tị nạn giáo dục nữa. Dù vì lý do gì, người tị nạn cũng phải sống và tập hòa nhập vào môi trường mới trong khi mang nặng mặc cảm của kẻ sống bám cho tới ngày họ có thể đứng trên đôi chân của mình.

amp;#34;Người Tị Nạnamp;#34; của nhà văn gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 ra mắt tại Việt Nam - 2

Nguyễn Thanh Việt kể rằng ông và người tị nạn nói chung có một “cảm giác xa lạ, luôn sống hai đời sống, một trong nền văn hóa lớn hơn mà bạn đang cố hòa nhập, và một gần với bản chất hơn khi ở trong cộng đồng của mình và nói thứ tiếng của mình.

Tựa như hai chị em cùng cha khác mẹ trong truyện Tổ quốc nhưng được ông bố đặt tên giống nhau. Cô chị là ngưòi tị nạn ở Mỹ còn cô em lớn lên ở Việt Nam sau chiến tranh. Hai chị em gặp nhau khi cô chị về thăm tổ quốc. Họ là hai mà tưởng như cùng thân phận: một người là của quá khứ sống ở xứ người và một là hiện tại sống ở xứ mình.

Tác phẩm của nhà văn, xét cho cùng, cũng chỉ là sản phẩm hư cấu. Nhà văn không có trách nhiệm phải khẳng định sự việc hay con người nào đó là đúng hay sai, tốt hay xấu.

Họ chỉ kể những câu chuyện nhưng có thể từ nhiều góc nhìn, cho ta nhiều cách hiểu cuộc đời hơn. Họ có thể mượn chất liệu trong đời của họ hoặc đời của người khác, hoặc hoàn toàn tưởng tượng, nên việc đánh giá họ về các phương diện khác ngoài tài năng văn chương, như quan điểm sống, nhân sinh quan hay thế giới quan,... đều không có cơ sở.

amp;#34;Người Tị Nạnamp;#34; của nhà văn gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 ra mắt tại Việt Nam - 3

Chân dung nhà văn Viet Thanh Nguyen (Ảnh: Anna Min - JSTOR)

Nguyễn Thanh Việt kể những chuyện về cuộc sống và tâm tình của người tị nạn. Qua truyện của ông, ta có thể biết được một cách nhìn mới, và có cơ hội suy nghĩ về những chuyện mà trước đây ta chưa từng nghĩ. Ông không phải là sử gia, nên tác phẩm của ông không nhất thiết phải phản ảnh thực trạng của người tị nạn hay trở thành tiếng nói đại diện cho họ.

Trả lời phỏng vấn Jeffrey Brown của PBS, Nguyễn Thanh Việt nhấn mạnh rằng theo ông, nhiệm vụ của nhà văn là phóng chiếu những gì đang diễn ra trong đời sống hiện nay vào tác phẩm. Vấn đề di cư – tị nạn không hẳn chỉ là vấn đề của một nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, mà còn là vấn nạn khẩn thiết của Châu Âu, của Anh, và nhiều nơi trên thế giới. 

Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) là người gốc Việt đầu tiên nhận giải Pulitzer văn học (2016) cho tiểu thuyết đầu tay The Sympathizer (Cảm Tình Viên). Tiếp theo đó, tập tiểu luận Nothing Ever Dies (Chưa Có Gì Từng Chết) của ông lọt vào chung khảo giải National Book Critics Circle Award cùng năm. Đầu năm 2017, tập truyện ngắn The Refugees (Người Tị Nạn) ra đời đánh dấu hành trình hai mươi năm tập tành làm nhà văn.

Sau khi nhận giải Pulitzer, Nguyễn Thanh Việt được truyền thông săn đón. Ông được mời thuyết giảng, đọc sách, ký tặng ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, đôi khi ở Châu Âu. Tham gia trả lời phóng vấn thường xuyên và trở thành nhà phê bình uy tín trên New York Times, Los Angeles Times…

Kim Dung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sách hay cho bạn