Chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để tránh nhiễm trùng?

Trang Anh - Ngày 08/12/2023 15:00 PM (GMT+7)

Sau sinh mổ, một trong những điều khiến các mẹ quan tâm nhất đó chính là chăm sóc vết mổ như thế nào để không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo.

Bài viết này gợi ý cho các mẹ một số cách để chăm sóc vết mổ sau sinh tốt nhất. Mẹ nào sinh mổ chớ bỏ qua. 

Tại sao sẹo lại hình thành sau khi sinh mổ?

Sinh mổ là một trong những phương pháp sinh con đang phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, em bé được sinh ra bằng cách rạch một đường ở bụng người mẹ. Sau sinh mổ, nó được đóng lại bằng cách tập hợp nhiều lớp màng và cơ bằng chỉ khâu và làm cho màu sắc của chúng khớp với màu ban đầu của da. Vết mổ này nếu vẫn hở có thể dẫn đến việc nhiễm trùng. 

Theo các chuyên gia y tế cho biết, sau 7 ngày vết mổ sẽ liền lại và vết khâu khô và thường bị gồ lên 1 đường. Thời gian sau 2-3 tuần vết mổ có thể sẽ tạo thành sẹo nhưng sản phụ vẫn thấy đau khi chạm vào vết mổ.

Chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để tránh nhiễm trùng? - 1

Kích thước vết sinh mổ là bao nhiêu?

Kích thước vết mổ để ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ đau của các bà mẹ sau khi sinh. Theo quan sát của các chuyên gia, thông thường, chiều dài vết mổ đẻ dao động trong khoảng 12 – 17cm. Đây là kích thước vết mổ có lợi nhất cho người mẹ.

Theo khảo sát của các chuyên gia, các phụ nữ có vết mổ đẻ ngắn hơn 12 cm thường gặp nhiều đau đớn hơn ở thời điểm ngay sau khi sinh. Nguyên nhân của vấn đề này chính là sự kéo căng mô trong quá trình sinh do vết mổ quá nhỏ.

Những trường hợp có vết mổ đẻ dài hơn 17 cm cũng thường có cảm giác đau hơn bình thường. Họ rất nhạy cảm với trạng thái đau ở những vị trí xung quanh vết thương, hay còn gọi là chứng tăng cảm giác đau vết thương.

Nhiễm trùng xảy ra như thế nào sau khi sinh mổ?

Khi một người phụ nữ sinh con bằng phương pháp sinh mổ sẽ cảm thấy bị mẩn đỏ, đau và sưng xung quanh vết sẹo. Vết sẹo này có thể bị nhiễm trùng nếu vi khuẩn xâm nhập vào. Điều này có thể dẫn đến sự lây lan của vi khuẩn và sự phát triển của nhiễm trùng bụng.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy khe sinh mổ bị nhiễm trùng:

- Đỏ vùng xung quanh vết mổ

- Sưng bất thường ở vùng da xung quanh vết mổ

- Chảy dịch từ vết thương

- Sốt

- Đau bụng tăng lên

- Dịch tiết có mùi hôi từ âm đạo

Các triệu chứng nhiễm trùng có thể không xuất hiện ngay sau khi sinh mổ. Phải mất khoảng một tháng để các dấu hiệu phát triển. Nếu nhận thấy những triệu chứng trên thì bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có được phương pháp điều trị thích hợp nhằm chữa khỏi bệnh.

Chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để tránh nhiễm trùng? - 2

Những ai dễ bị nhiễm trùng vết mổ?

Theo các bác sĩ sản khoa, có những yếu tố cụ thể có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng vết sẹo khi sinh mổ. Đó là:

- Rối loạn tăng huyết áp

- Sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng

- Sản phụ bị béo phì - Sản phụ mắc bệnh tiểu đường

- Bà bầu mang thai đôi

- Người bị sảy thai nhiều lần

Chăm sóc vết mổ như thế nào để tránh nhiễm trùng?

Sau khi sinh, nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ hỗ trợ vệ sinh vết mổ hàng ngày để đảm bảo vết mổ sạch sẽ và hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sản phụ sẽ được bác sĩ chỉ định cho uống một số loại thuốc kháng sinh, thuốc co hồi tử cung và thuốc giảm đau. Sản phụ cần hết sức cẩn trọng và chú ý giữ gìn vết mổ, không được tự ý tháo băng che vết mổ, không làm ướt gạc…

Sau 2- 3 ngày, vết mổ đã khô hơn và không còn tình trạng sưng đau hay chảy dịch thì có thể để vết thương hở, không cần phải băng kín. Còn trường hợp, sản phụ vẫn thấy đau vết mổ có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ. Những ngày đầu này, sản phụ cũng nên chú ý giữ gìn vệ sinh toàn cơ thể thật tốt. Lau người bằng khăn mềm và lau nhẹ nhàng vùng da quanh vết mổ để tránh nhiễm trùng, không nên chạm vào vết mổ.

Chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để tránh nhiễm trùng? - 3

Còn khi sản phụ đã về nhà thì chăm sóc vết mổ như thế nào? Thông thường, sản phụ sẽ được bác sĩ chỉ định ở lại từ 4 đến 5 ngày để theo dõi. Nếu vết mổ khô và ổn định, sẽ được về nhà và chăm sóc tại nhà. Thời gian này, chú ý không được gãi vào vết mổ dù có thể cảm thấy ngứa và cũng không được sờ tay vào vết mổ. Có thể tắm rửa và cần dùng khăn sạch để lau khô vết mổ. Bên cạnh đó, sản phụ cần ghi nhớ một số chú ý dưới đây như:

- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt và đảm bảo tay luôn sạch, không nên chạm vào vết mổ.

- Không nên tắm quá lâu và không nên tắm bồn để tránh tình trạng vết thương ướt.

- Chọn khăn thấm có chất liệu tốt, mềm và sạch để có thể thấm khô vết mổ tốt nhất sau khi tắm.

- Để vết mổ luôn khô thoáng và dùng dung dịch betadine, povidine 10% để vệ sinh vết mổ tại nhà.

Kiến thức thú vị: Nguồn gốc tên gọi của thủ thuật mổ lấy thai
Thủ thuật sinh mổ là một phương pháp sinh đẻ khá phổ biến hiện nay, và trong tiếng Anh nó có tên gọi khá lạ lùng “Cesarean Section”. Vậy tên gọi này...

Sinh mổ

Theo Trang Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc sau sinh