7 di chứng sản phụ sinh mổ có thể bị ám ảnh đến suốt đời

Thảo Nguyên - Ngày 06/10/2023 16:00 PM (GMT+7)

Rất nhiều chị em khó sinh buộc phải chỉ định mổ đẻ nên thời gian phục hồi cũng lâu hơn so với các bà mẹ sinh thường.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sinh mổ (mổ lấy thai) là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của người mẹ.

Có rất nhiều lý do khiến các mẹ bầu không thể sinh thường và buộc phải chỉ định sinh mổ như: Thất bại trong bước chuyển dạ, cổ tử cung không mở đủ để em bé di chuyển xuống âm đạo; Dây rốn của bé có thể bị chèn ép hoặc nhịp tim của bé cho thấy không thể vượt qua cuộc sinh thường; Mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba cần phải thực hiện sinh mổ; Có vấn đề với nhau thai; Kích cỡ của bé quá lớn khiến không thể sinh thường; Mang thai ngôi ngược, ngôi ngang; Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người hoặc herpes; Mẹ mắc các bệnh mạn tính: tim, gan, basedown, hoặc huyết áp cao….

Dù sinh mổ với nguyên nhân gì thì sản phụ sau sinh phải đối mặt với nhiều di chứng.

Dù sinh mổ với nguyên nhân gì thì sản phụ sau sinh phải đối mặt với nhiều di chứng. 

Dù phải sinh mổ với nguyên nhân gì thì những sản phụ sinh mổ sẽ buộc phải đối mặt với những di chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả đời của họ như: 

1. Đau lưng

Hầu hết các sản phụ sau sinh cho biết, từ sau khi sinh em bé lúc nào họ cũng cảm thấy đau lưng. Thực tế với các mẹ bỉm sinh mổ, bị đau lưng là hiện tượng bình thường vì bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trong quá trình sinh mổ và thuốc này cần được đặt vào giữa cột sống thắt lưng của sản phụ, đồng thời cắm một cây kim dài vào trực tiếp. Điều này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho cột sống của người mẹ.

Ngoài đau lưng sau sinh do tác dụng phụ của thuốc gây mê còn do nội tiết tố thay đổi, tăng cân sau sinh, tư thế mẹ cho em bé bú...

2. Vết sẹo sau sinh

Ngay cả khi tay nghề bác sĩ nâng cao và y học không ngừng phát triển thì các mẹ sinh mổ sẽ được “khuyến mãi” vết sẹo vắt ngang bụng dưới. Dù mẹ rất chú trọng giữ gìn sau sinh nhưng vết sẹo mổ đẻ vẫn sẽ tồn tại, đặc biệt là sẽ “nét” hơn sau khi sinh đứa con thứ hai.

Các mẹ sinh mổ sẽ được “khuyến mãi” vết sẹo vắt ngang bụng dưới.

Các mẹ sinh mổ sẽ được “khuyến mãi” vết sẹo vắt ngang bụng dưới.

3. Tổn thương tử cung

Sau mỗi lần sinh mổ liên tiếp, tử cung của phụ nữ sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Tử cung thường chỉ rộng từ 4-5 cm và dài khoảng 7-8 cm. Sau khi mang thai sẽ tăng kích thước lên hàng chục lần cùng với sự lớn lên của thai nhi.

Tưởng tượng một quả bóng được bơm căng lên rồi xẹp xuống, chưa kể vết mổ mới chồng vết mổ cũ nếu sinh con thứ hai thì tử cung người mẹ sinh mổ sẽ “tơi tả” cỡ nào.

4. Di chứng gây tê

Nhiều mẹ cho biết, sau khi sinh mổ, họ luôn cảm thấy bản thân trong tình trạng nhớ nhớ quên quên. Đó là do di chứng của việc gây tê hoặc gây mê khi sinh.

Mặt khác, một số sản phụ rất nhạy cảm với thuốc nên sẽ cảm thấy khó chịu. Tác dụng phụ của thuốc gây tê không chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh mà còn có thể kéo dài 1 năm, thậm chí vài năm sau sinh. Hiện tượng phổ biến nhất của tác dụng phụ sau khi gây tê đó là khiến mẹ bỉm có thể đau đầu.

5. Phục hồi chậm

So với sinh thường thì hồi phục sau sinh mổ chậm hơn. Vùng chấn thương sau sinh mổ lớn nên thời gian hồi phục tự nhiên cũng lâu hơn. Cơn đau hậu sản kéo dài và người mẹ sinh mổ cũng yếu ớt hơn. Họ không thể bước đi một cách bình thường hay tự tay chăm sóc con mình. Đó là một trong những điều vô cùng thiệt thòi với các bà mẹ sinh mổ.

6. Dính ruột

Thực tế, một ca sinh mổ là một ca phẫu thuật rất lớn, vì trong quá trình mổ, bác sĩ phải cắt qua bảy lớp trên bụng của người mẹ để đưa em bé ra ngoài. Nói cách khác, khi vết thương phải khâu bảy lớp, rất có hại cho cơ thể mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không nhanh chóng vận động, đi lại thì nguy cơ dính ruột rất cao.

7. Dễ suy nghĩ tiêu cực, buồn bã

Sinh mổ dễ khiến mẹ bỉm có nhiều cảm xúc tiêu cực sau sinh.

Sinh mổ dễ khiến mẹ bỉm có nhiều cảm xúc tiêu cực sau sinh. 

Theo các nghiên cứu đã tiến hành quét não đối với những phụ nữ sinh con và phát hiện ra những bà mẹ sinh con tự nhiên nhạy cảm hơn với tiếng khóc của con họ, trong khi sinh mổ có thể làm giảm sự nhạy cảm của người mẹ với con.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sinh con tự nhiên sẽ kích thích cổ tử cung của phụ nữ sinh nở và sản sinh ra hormone, giúp tăng cường cảm xúc của họ với em bé.

Các nghiên cứu về não bộ đã chỉ ra rằng hoạt động của não bộ trong quá trình sinh nở tự nhiên có thể điều chỉnh cảm xúc và hành vi hàng ngày của người mẹ và giúp họ tránh được những cảm xúc tiêu cực sau sinh.

7 hiểu lầm về sinh mổ, bác sĩ sản cho biết hơn 80% sản phụ Việt mắc phải
Hiện nay, nhiều mẹ bầu vì rất nhiều lý do phải sinh mổ nhưng thực tế vẫn có nhiều hiểu lầm về phương pháp sinh đẻ này.

Hỏi đáp với chuyên gia

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh mổ