Đi khám hậu sản, mùi hôi từ sản phụ bốc lên nồng nặc, bác sĩ tìm mãi mới ra thủ phạm lúc ở cữ

Thảo Nguyên - Ngày 20/10/2022 14:00 PM (GMT+7)

Sau khi kiểm tra các vết mổ sau sinh của sản phụ này thì bác sĩ Toàn nhận thấy không bị viêm nhiễm.

Chia sẻ về việc chăm sóc sau sinh của các sản phụ, bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn, khoa phụ sản, bệnh viện Taipei City Hospital RenAi Branch (Trung Quốc) kể về một trường hợp sản phụ tên Kiều đến bệnh viện khám hậu sản.

Tuy nhiên, ngay khi Kiều mới bước vào phòng khám, mùi hôi từ người sản phụ bốc lên nồng nặc khiến vị bác sĩ này cũng choáng váng.

Sau khi kiểm tra các vết mổ sau sinh của sản phụ này thì bác sĩ Toàn nhận thấy không bị viêm nhiễm. Và rồi họ phát hiện ra mùi hôi nồng nặc bốc ra từ chính mái tóc của sản phụ chứ không ở đâu khác.

Sau khi kiểm tra các vết mổ sau sinh của sản phụ này thì bác sĩ Toàn nhận thấy không bị viêm nhiễm (Ảnh minh họa)

Sau khi kiểm tra các vết mổ sau sinh của sản phụ này thì bác sĩ Toàn nhận thấy không bị viêm nhiễm (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Toàn kể, mái tóc của sản phụ này bết dính mồ hôi dầu, da đầu thì đỏ tấy, viêm nhiễm, được chẩn đoán mắc bệnh nấm da đầu. Bác sĩ Toàn lập tức khuyến cáo sản phụ phải đến tiệm cắt tóc ngắn, gội đầu sạch sẽ và điều trị bằng kháng sinh thì tình trạng da đầu mới cải thiện.

Sau sinh có nên kiêng gội đầu và những lưu ý khi sản phụ gội đầu sau sinh

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, sản phụ trong thời gian ở cữ có thể trạng cơ thể yếu ớt, cần được tẩm bổ và chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên một số điều cấm kỵ khắt khe đối với sản phụ đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Nhiều người vẫn có quan niệm, sau sinh sản phụ nên kiêng tắm gội từ 1 – 3 tháng để không ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Việc gội đầu sau sinh hay tắm sau sinh quá sớm sẽ khiến người phụ nữ phải chịu những bất thường của cơ thể như trái gió trở trời sẽ bị rét lạnh, nổi gân tay gân chân, cơ thể ốm yếu, đau nhức xương khớp về sau…Song quan niệm này hoàn toàn không chính xác.

Thực tế, sau quá trình sinh nở, cơ thể mẹ sẽ ra nhiều mồ hôi, đồng thời việc nằm nhiều một chỗ cũng dẫn đến bí bách, khó chịu. Nếu để đầu bẩn lâu không gội sẽ khiến mẹ càng khó chịu hơn, ngứa ngáy không yên, nhiều bệnh da đầu như nấm, ngứa… cũng xuất hiện do vi khuẩn sinh sôi.

Vậy nên, với những sản phụ sinh thường, khi em bé chào đời khoảng 2-3 ngày là có thể gội đầu sau sinh, với những sản phụ sinh mổ thì khoảng 3-4 ngày sau sinh có thể gội đầu.

Với những sản phụ sinh thường, khi em bé chào đời khoảng 3 – 4 ngày là có thể gội đầu sau sinh, với những sản phụ sinh mổ thì khoảng 6 – 7 ngày sau sinh mới có thể gội đầu (Ảnh minh họa)

Với những sản phụ sinh thường, khi em bé chào đời khoảng 3 – 4 ngày là có thể gội đầu sau sinh, với những sản phụ sinh mổ thì khoảng 6 – 7 ngày sau sinh mới có thể gội đầu (Ảnh minh họa)

Khi gội đầu sau sinh, sản phụ chỉ cần lưu ý những điều sau:

Nhiệt độ nước: Khi gội đầu, nhiệt độ nước không nên quá cao hoặc quá thấp, chỉ nên ở mức 37 – 45 độ C. Khi gội đầu bằng nước quá nóng sẽ gây kích ứng da đầu, nước quá lạnh sẽ dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra cũng cần gội đầu nhanh, không được gội lâu vì nước sẽ ngấm vào da đầu gây đau đầu, ốm do lạnh.

Nhờ người thân gội đầu giúp: Nếu cảm thấy sau sinh cơ thể vẫn còn yếu, sản phụ có thể nhờ người thân giúp đỡ khi gội đầu để tránh bị trượt chân.

Không nên tắm gội cùng lúc sau sinh: Điều này giúp sản phụ tránh phải tiếp xúc lâu với nước. Vì thế nên gội đầu và tắm cách nhau. Có thể tắm vào lúc 9 – 10 giờ sáng, gội đầu vào buổi trưa.

Luôn giữ ấm sau khi gội đầu sau sinh: Sau khi gội đầu, sản phụ nên uống một tách trà gừng cho ấm người cho nóng người và tránh nhiễm lạnh.

Sau sinh tắm nước lạnh và ra đường không che chắn, sản phụ 25 tuổi liệt dây thần kinh số 7
Trường hợp của sản phụ này gặp phải là lời cảnh tỉnh thiết thực cho những mẹ coi thường chuyện kiêng cữ sau sinh.

Kiêng sau sinh

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiêng sau sinh