Mẹ chồng bữa nào cũng cho con dâu ở cữ ăn mỗi bát cơm với miếng thịt, nhưng ai đến cũng nói cho ăn đủ thứ

Thảo Nguyên - Ngày 12/01/2024 18:00 PM (GMT+7)

Dù vẫn đưa tiền ăn hàng tháng cho mẹ chồng đi chợ nhưng mỗi bữa cơm cữ của người con dâu này chỉ vẻn vẹn có miếng thịt lợn.

Sau sinh, hầu hết các sản phụ đều được người nhà chăm sóc và chú ý tới chế độ ăn uống. Bởi chế độ ăn uống đa dạng không chỉ giúp mẹ bỉm phục hồi sức khỏe nhanh sau đẻ mà còn giúp nhiều sữa cho con bú.

Bên cạnh rất nhiều mẹ bỉm được người thân chăm sóc chu đáo, đề huề thực phẩm từ bữa ăn chính đến các bữa phụ, nhiều sản phụ ở cữ lại không may mắn như vậy. Như trường hợp của mẹ bỉm đang ở cữ dưới đây là một ví dụ.

Theo đó, mẹ bỉm ẩn danh này vừa đăng câu chuyện ở cữ của mình trên một hội nhóm mẹ chồng nàng dâu cho biết đây là bữa cơm cữ trưa nay của chị ấy.

Bữa cơm cữ mẹ chồng chuẩn bị cho con dâu ngày nào cũng chỉ có bát cơm và 1 miếng thịt luộc.

Bữa cơm cữ mẹ chồng chuẩn bị cho con dâu ngày nào cũng chỉ có bát cơm và 1 miếng thịt luộc. 

Theo đó bữa cơm cữ chỉ có một nồi canh rau ngót nấu suông và 1,2 miếng thịt lợn luộc. Mẹ chồng chị nấu xong để dưới bếp. Sau đó bà ra ngoài sân bảo con dâu: “Đến giờ không biết mà xuống lấy ăn hay còn phải mời”.

Mang tiếng là cơm cữ chuẩn bị cho con dâu nhưng mẹ bỉm này cho biết lúc nào cũng chỉ có mỗi bát cơm với miếng thịt lợn. Hôm tươm tất hơn thêm được nồi canh rau ngót nữa.

Như bữa cơm có rau ngót trưa nay là bà nấu cho 2 người ăn trong khi thịt trên mâm chỉ có 2 miếng bé.

Nàng dâu này cũng cho biết thêm, để được mẹ chồng chăm ở cữ, chị có đưa tiền cho bà mua đồ ăn chứ mẹ chồng không phải tự bỏ tiền túi ra. Vậy mà ngày nào cũng được bà cho ăn sơ sài thế này.

Đã vậy, khi ai đến nhà chơi, mẹ chồng cũng khoe cho con dâu ăn đủ thứ và chăm con dâu còn hơn chăm con gái lúc sinh đẻ.

Ngay sau khi mẹ bỉm trên chia sẻ mâm cơm cữ sơ sài chỉ có miếng thịt luộc của mình đã thu hút nhiều sự chú ý của các mẹ bỉm sữa. Hầu hết các chị em đều rất chạnh lòng khi nhìn mâm cơm cữ trên. Các chị em khuyên sản phụ trên nên nhờ chồng mua thêm đồ về ăn bổ sung. Nếu mẹ chồng không lo cho thì bản thân mình phải tự lo liệu.

Rất nhiều mẹ bỉm khác cho biết đồng cảnh ngộ, cũng không được mẹ chồng chăm lúc ở cữ chu đáo.

“Trước hôm mình xin về ngoại chơi còn được mẹ chồng cho ăn 2 quả trứng rán thôi này”, một mẹ bỉm sữa cho biết.

Bữa cơm cữ chỉ có một nồi canh rau ngót nấu suông và 1,2 miếng thịt luộc là bà nấu cho 2 người ăn.

Bữa cơm cữ chỉ có một nồi canh rau ngót nấu suông và 1,2 miếng thịt luộc là bà nấu cho 2 người ăn. 

“Mình mổ đẻ, hôm đầu tiên từ viện về đói quá phải tự nấu đồ ăn. Đẻ đúng Tết, đưa ông bà 15 triệu tiền ăn 1 tháng và tiền sắm Tết. Kết quả ngày nào mẹ chồng cũng không nấu ăn, bà bảo chồng mình còn canh với cơm nguội từ trưa lấy cho mình ăn. Chồng thương vợ nên xin nghỉ hết phép trong năm để nấu cơm cho vợ. Chồng hết phép cả nhà dắt nhau bay về nhờ bà ngoại cho đến khi mình phải đi làm. Đẻ xong 1 đứa mà sợ về nhà chồng ở cữ đến già”, một mẹ bỉm khác khẳng định.

Bên cạnh đó, nhiều chị em động viên nếu không tự mua được đồ để nấu ăn thì cố gắng có sao ăn vậy, mẹ chồng nói gì mặc kệ và luôn nghĩ thoáng đi để không bị mất sữa khi nuôi con bú.

Sau sinh cần ăn uống thế nào?

Sau sinh nhiều người có quan niệm và tập tục kiêng khem quá mức khiến thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Vậy sau khi sinh chế độ ăn uống như thế nào để phục hồi sức khỏe, đủ dinh dưỡng cần thiết để đủ sữa nuôi con?

Thực đơn trong ngày cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm như:

- Chất đạm: Nên ăn thịt nạc (lợn, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, nên tăng cường sữa bò, trứng gà, sữa chua, sữa đậu nành...

- Chất béo nên dùng dầu thực vật, ít mỡ động vật.

- Chất bột đường: Cơm, cháo, mì sợi, phở... Hạn chế ăn bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, kem lạnh...

- Ăn nhiều loại rau có lá xanh đậm, các loại củ quả có màu cam, đỏ như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang nghệ. Các loại rau này cung cấp nhiều vitamin, chất xơ phòng chống táo bón rất tốt, ngoài ra chúng còn rất giàu betacaroten.

- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật lợn, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, đậu hũ, vừng, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hà lan, súp lơ xanh, cải xanh…

- Về trái cây, nên ăn nhiều loại để bổ sung nguồn vitamin C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng khác nhau như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… Tuy nhiên, cần nhớ là các loại trái cây nên cắt nhỏ, nhai kỹ (để làm ấm trong miệng) trước khi nuốt.

Sau khi sinh từ 5 - 7 ngày nên ăn những thức ăn mềm như cơm mềm, cháo. Nên ăn món rau luộc ít nước, không nấu canh rau quá kỹ để tránh các vitamin hao hụt. Khi ăn cũng cần nhai kỹ cho dễ tiêu. Thức ăn phải chín mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm.

Nên uống nhiều nước gồm sữa, nước trái cây, nước sôi để nguội, nước khoáng. Lưu ý, cần hạn chế ăn canh rau vào buổi chiều tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

Đưa vợ về ngoại ở cữ, đến cổng tôi choáng váng tưởng nhầm nhà
Sau cưới vợ tôi lại cấn bầu ngay và bận việc đi dạy dưới này nên thành ra không về quê được.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc sau sinh