Mới đẻ 13 ngày chồng bảo tắm nước lạnh, mẹ con tôi bế nhau về ngoại luôn

Thảo Nguyên - Ngày 05/03/2023 00:00 AM (GMT+7)

Chồng nhà người ta tâm lý yêu chiều vợ đẻ bao nhiều thì chồng tôi thiếu hiểu biết và vô tâm bấy nhiêu.

Kết hôn 3 năm thì vợ chồng tôi mới may mắn có bầu. Nguyên nhân cũng tại tinh trùng của anh kém chất lượng. Dù đã chú ý ăn uống nhưng tôi vẫn muốn chồng uống bổ sung thêm thuốc men theo đơn thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Vậy nhưng anh toàn gạt đi vì tiếc tiền:

“Ôi dào, cần gì phải thuốc thang, anh khỏe như vâm. Ăn uống bổ sung dưỡng chất là đủ, thuốc thang lại mất đứt vài triệu mỗi tháng”.

Mãi đến khi tôi phải gào lên: “Vậy anh cần tiền hay cần con? Nếu cần tiền thì cứ ôm tiền mà sống như vậy đi”.

Thấy vợ điên lên, anh mới chịu uống thuốc hiếm muộn (Ảnh minh họa)

Thấy vợ điên lên, anh mới chịu uống thuốc hiếm muộn (Ảnh minh họa)

Thấy vợ điên lên, anh mới chịu uống thuốc hiếm muộn. May mắn sau đó tôi cũng cấn bầu. Tuy nhiên do cổ tử cung ngắn, thai có dấu hiệu dọa sảy nên tôi bỏ hết công việc để ở nhà dưỡng thai đến ngày sinh nở.

Chồng tôi dù làm ra tiền nhưng mỗi tháng thấy vợ ở nhà ăn bám chỉ đưa được cho đúng 5 triệu để chi tiêu. Hàng tháng đóng tiền điện nước đã mất cả 1,5 triệu đồng, tính ra tôi còn mỗi 3,5 triệu để tiêu. Vì thế, lúc nào tôi cũng phải bỏ tiền tiết kiệm của mình ra trang trải.

Đi khám lần nào bác sĩ cũng nói con tôi bị nhẹ cân. Vì thế tôi mua thêm sữa bầu và nhiều ăn về tẩm bổ. Chồng tôi thấy vậy bảo:

“Cô đúng là chỉ giỏi tiêu tiền của chồng. Ngày trước người ta có uống sữa bầu và tẩm bổ đâu mà con sinh ra vẫn khỏe. Tẩm bổ vừa thôi không lại phải mổ đẻ tốn tiền”.

Chồng nói vậy, suốt cả thai kỳ tôi tự ái không dám ăn, không dám mặc. Cũng may mẹ tăng được 11kg còn con cũng được 2,8kg.

Ngày đi đẻ, tôi phải giục chồng chuẩn bị trước các khoản tiền để chủ động nhất. Nào tiền viện phí, tiền cảm ơn bác sĩ sau sinh, tiền thuốc thang sau đẻ. Thấy trong 1-2 ngày mà phải mất số tiền lớn, anh làu bàu: “Cứ vẽ ra để chồng tốn tiền”. Biết tính chồng như vậy, thực sự tôi không thoải mái chút nào nhưng cứ gắng gượng sao cho mẹ tròn con vuông nhất.

Cứ nghĩ khi được chính thức làm bố, anh sẽ chi tiêu thoải mái hơn vì con. Song anh vẫn chẳng thay đổi, lúc nào cũng ky bo. Có con nhỏ nhưng quần áo, đồ chơi của con hầu hết là do tôi xin hoặc người thân trong nhà mua tặng.

Sau sinh, tôi cũng chẳng có bà nội, bà ngoại lên chăm ở cữ cho như nhiều sản phụ khác. Tôi bảo chồng gọi nhờ bà nội hay bà ngoại lên đỡ hộ thì anh bảo:

“Không thể nhờ được 2 bà lên đây đâu. Bà ở đây sẽ cả 5-6 tháng liền đồng nghĩa với vợ chồng mình lại tốn 1 khoản tiền ăn hàng tháng. Đã vậy khi bà về chẳng nhẽ lại để về tay không à, còn phải biếu xén 1 khoản nữa. Bà lên phức tạp, em tự dậy mà nấu nướng dọn dẹp đi, ở nhà trông con chứ có làm gì đâu mà phải cầu viện đến các bà”.

Vậy là khi ở viện về, tôi phải tự dậy cơm nước, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Anh đi làm về là chỉ việc ngồi vào ăn rồi rửa bát giúp vợ.

Cuối tuần trước cơm nước xong, tôi mới bật bình nóng lạnh để tranh thủ tắm lúc con đang ngủ. Thấy vợ bật bình nóng lạnh lâu, chồng tôi đi qua quát:

“Trời nắng chang chang như này có lạnh đâu mà cô phải bật nóng lạnh. Đúng là không phải trả tiền nên dùng cứ vô tội vạ, không biết xót tiền gì cả”.

Ôm con đỏ hỏi trên taxi về ngoại mà tôi khóc như mưa vì tủi thân. (Ảnh minh họa)

Ôm con đỏ hỏi trên taxi về ngoại mà tôi khóc như mưa vì tủi thân. (Ảnh minh họa)

Bực mình nên tôi quát lại: “Anh có còn là người không? Anh nhìn đi, tôi mới đẻ chỉ được 13 ngày thôi mà tắm được nước lạnh à. Sợ tốn kém vậy thì anh ôm tiền mà sống 1 mình đi, mẹ con tôi về ngoại.

Nói rồi tôi vào phòng thu dọn đồ đạc rồi gọi taxi đến đưa 2 mẹ con về ngoại. Chồng tôi còn không biết lỗi, hằm hằm bảo:

“Tôi nói thế có gì là sai mà cô làm mình làm mẩy. Đấy thích thì cứ về ngoại mà ở cữ. Có chân đi thì tự có chân về, tôi không sang đón đâu”.

Ôm con đỏ hỏi trên taxi mà tôi khóc như mưa vì tủi thân. Người chồng keo kiệt như vậy tôi có nên gắn bó phần đời còn lại không?

Hậu quả nếu mẹ sau sinh không kiêng nước lạnh

Nếu mẹ không kiêng nước lạnh sau khi sinh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe.

Sức khỏe suy yếu: Phụ nữ sau sinh nếu không kiêng nước lạnh sẽ bị nhiễm hàn, gây tổn thương đến thể chất bên trong như lạnh tử cung, lạnh bụng, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, mẹ cũng rất dễ bị ốm, cảm cúm, tăng nhịp tim, tụt huyết áp, đột quỵ, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vi khuẩn dễ lây lan: Môi trường lạnh khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan hơn. Đặc biệt mẹ sau khi vượt cạn, trải qua việc phẫu thuật rất dễ xuất hiện vi khuẩn. Việc tắm nước ấm sẽ hạn chế những tác nhân này.

Lưu ý khi tắm gội sau sinh

Dùng nước ấm: Mẹ sau sinh thường, sinh mổ đều nên tắm bằng nước ấm để an toàn nhất. Nước ấm giúp mẹ thư giãn, tạo cảm giác thoải mái, hạn chế viêm nhiễm, nấm trên da.

Tắm nhanh: Mặc dù mẹ sau sinh có thể tắm gội sau vài ngày, nhưng không nên đụng nước quá lâu, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên tắm từ 5 đến 10 phút.

Không tắm và gội đầu cùng lúc: Sau khi sinh, mẹ nên giãn cách giữa thời gian tắm và gội. Tuyệt đối không làm đồng thời cùng lúc, vì nó sẽ làm gia tăng khả năng bị nhiễm lạnh, trúng gió.

Không nên ngâm mình trong bồn tắm: Tắm bồn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hơn tắm vòi sen. Đặc biệt các mẹ sinh mổ, nếu tắm bồn sẽ khiến vết mổ bị nhiễm trùng, mưng mủ. Vì thế, mẹ sau sinh nên hạn chế tắm bồn để vi khuẩn từ vết thương không lây lan sang các vùng khác.

Mới đẻ 13 ngày chồng bảo tắm nước lạnh, mẹ con tôi bế nhau về ngoại luôn - 3

Trước lúc lên bàn đẻ, vợ nhờ y tá đưa mẩu giấy, tôi cho cô ấy về ngoại ở cữ luôn
Vợ tôi là cô giáo dạy tiểu học ở xã bên. Cô ấy cũng dịu dàng, nhẫn nhịn và biết cư xử nên được đồng nghiệp và bạn bè rất quý mến.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu