Sản phụ sinh mổ 9 ngày thì bị bục vết mổ, bác sĩ nói lý do khiến anh chồng chỉ biết cúi đầu xấu hổ

Thy Dung - Ngày 12/12/2024 12:18 PM (GMT+7)

Sau nhiều giờ chờ đợi trước cửa phòng cấp cứu, khi bác sĩ bước ra, người chồng lao tới hỏi han tình hình. Thế nhưng, thay vì trả lời, bác sĩ kéo khẩu trang xuống và mắng xối xả vào mặt anh.

Sinh con là một hành trình đầy hy sinh và gian nan mà người mẹ phải gánh chịu. Nhưng ngay cả khi vượt qua nỗi đau thể xác để đón con chào đời, nhiều sản phụ vẫn không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ đúng mực từ chồng hay gia đình. Câu chuyện của Tiểu Phàm – một người mẹ 32 tuổi, vừa sinh mổ được 9 ngày đã phải nhập viện cấp cứu vì bục chỉ, là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ về trách nhiệm của những người chồng trong gia đình.

Mang thai trong niềm vui xen lẫn áp lực

Tiểu Phàm lớn lên trong một gia đình khá đặc biệt. Bố mẹ cô đã ngoài 50 tuổi khi sinh cô, luôn lo lắng vì con gái út đến tuổi 32 mà vẫn chưa lập gia đình. Qua sự mai mối của người họ hàng, Tiểu Phàm gặp chồng – một người từng trải qua mối tình sâu đậm nhưng không thành vì bạn gái cũ phải ra nước ngoài định cư.

Sau một thời gian quen biết, cả 2 quyết định kết hôn vì cảm thấy đối phương là người tốt, có thể cùng xây dựng gia đình. Chỉ nửa năm sau cưới, Tiểu Phàm mang thai, niềm vui ngập tràn gia đình chồng. Suốt thai kỳ, mẹ chồng trẻ hơn mẹ ruột của cô gần 20 tuổi luôn tỏ ra yêu thương, chăm sóc con dâu, không để cô động tay vào việc nhà.

Ngày dự sinh gần kề, bác sĩ thông báo rằng em bé khá nặng, trong khi khung xương chậu của Tiểu Phàm lại hẹp, không đủ điều kiện để sinh thường. Cuối cùng, cô được chỉ định sinh mổ. Sau nhiều giờ cố gắng của đội ngũ y bác sĩ, Tiểu Phàm hạ sinh một bé gái kháu khỉnh nặng hơn 4kg.

Tiểu Phàm phải sinh mổ vì thai to.

Tiểu Phàm phải sinh mổ vì thai to.

Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Ngay khi biết con dâu sinh mổ, mẹ chồng Tiểu Phàm lập tức thay đổi thái độ, viện lý do về quê thu hoạch mùa màng, để lại con dâu cùng cháu gái vừa mới chào đời.

Những ngày tháng ở cữ đầy cô đơn

Không có mẹ chồng bên cạnh, Tiểu Phàm chỉ còn mẹ ruột lớn tuổi chăm sóc. Nhưng bà đã ngoài 70, sức khỏe không còn tốt, nên không thể lo chu toàn cho cả con gái và cháu ngoại. Nhìn mẹ mình vất vả lau dọn nhà cửa, Tiểu Phàm không đành lòng, cố gắng gượng dậy phụ giúp.

Ngày qua ngày, cô kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần. Đến ngày thứ 9 sau sinh, không chịu nổi nữa, Tiểu Phàm đề nghị chồng san sẻ việc nhà và cùng chăm sóc con. Nhưng thay vì cảm thông, anh lại nổi giận, buông những lời trách móc khiến cô nghẹn ngào không khóc nổi.

Một mình chăm con khiến người mẹ cảm thấy kiệt sức. (Ảnh minh họa)

Một mình chăm con khiến người mẹ cảm thấy kiệt sức. (Ảnh minh họa)

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm, Tiểu Phàm bỗng ngã quỵ. Vết mổ ở bụng bất ngờ chảy máu ồ ạt. Trong cơn hoảng loạn, người chồng vội đưa cô đến bệnh viện cấp cứu, để mẹ vợ ở nhà chăm cháu.

Lời mắng của bác sĩ và nỗi hổ thẹn của người chồng

Sau nhiều giờ chờ đợi trước cửa phòng cấp cứu, khi bác sĩ bước ra, người chồng lao tới hỏi han tình hình. Thế nhưng, thay vì trả lời, bác sĩ kéo khẩu trang xuống và mắng xối xả vào mặt anh:

“Anh có xứng đáng làm chồng không? Vợ anh mới sinh mổ được vài ngày, lẽ ra cần được nghỉ ngơi, vậy mà phải hầu hạ anh, làm hết việc nhà. Đã không giúp đỡ còn nói nặng nói nhẹ khiến cô ấy căng thẳng đến mức vết mổ bục chỉ. Chúng tôi đang cố hết sức để cứu cô ấy, nhưng tôi nói thẳng: Anh không xứng đáng làm chồng, làm cha!”.

Bác sĩ trách người chồng sau khi để vợ bị bục vết mổ.

Bác sĩ trách người chồng sau khi để vợ bị bục vết mổ.

Những lời nói như búa tạ giáng thẳng vào lòng tự trọng của người chồng. Anh cúi gằm mặt, không dám đáp lại nửa lời, trong khi người nhà bệnh nhân xung quanh nhìn anh với ánh mắt khinh bỉ.

- “Tướng tá cao to thế kia mà bắt vợ đẻ làm hết việc nhà. Đúng là không biết xấu hổ!”.

- “Có cô vợ ngoan hiền thế mà còn không biết trân trọng. Thật tội nghiệp cho cô ấy”.

- “Tôi đây này, vợ sinh con, một tay tôi lo hết. Đàn ông mà như anh này thì đúng là bỏ đi”.

Sau khi tỉnh lại, Tiểu Phàm được bác sĩ thông báo rằng cô đã thoát khỏi nguy hiểm nhưng cần thời gian dài để hồi phục. Mặc dù cơ thể yếu ớt, nhưng ánh mắt cô đã không còn như trước. Cô nhận ra, người chồng mà mình từng hy vọng sẽ là chỗ dựa lại chính là nguyên nhân khiến cô rơi vào tình cảnh này.

Câu chuyện của Tiểu Phàm là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ không chỉ cho những người chồng mà còn cho cả gia đình. Phụ nữ sau sinh cần được quan tâm và yêu thương đúng cách để hồi phục sức khỏe thể chất và tinh thần. Hạnh phúc gia đình không chỉ là trách nhiệm của người mẹ, mà còn cần sự chia sẻ từ người chồng. Hy vọng rằng, qua câu chuyện này, nhiều người sẽ hiểu rằng, việc làm chồng, làm cha không chỉ là danh xưng, mà còn là sự tận tâm, trách nhiệm và yêu thương vô điều kiện.

Nguyên nhân gây bục vết mổ sau sinh?

Bục vết mổ sau sinh là biến chứng nguy hiểm, thường do các nguyên nhân sau:

- Nhiễm trùng vết mổ: Vệ sinh không đúng cách hoặc không đảm bảo môi trường sạch sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và làm vết mổ dễ tách chỉ.

- Hoạt động quá sức: Sản phụ vận động mạnh, bê vác nặng, hoặc ho, hắt hơi nhiều có thể làm áp lực lên vết mổ, dẫn đến bục chỉ.

- Chăm sóc sai cách: Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, mặc quần áo quá chật hoặc không tái khám đúng lịch khiến vết mổ lâu lành.

- Sức khỏe sản phụ yếu: Các bệnh lý như tiểu đường, béo phì, suy giảm miễn dịch hoặc dinh dưỡng kém đều làm giảm khả năng tái tạo mô, khiến vết thương dễ bị ảnh hưởng.

- Tác động ngoại lực: Ngã, va chạm mạnh hoặc trẻ sơ sinh đạp vào bụng có thể gây tổn thương vết mổ.

Sản phụ nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, vệ sinh vết mổ đúng cách và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để vết thương hồi phục nhanh hơn. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần đến bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

Sản phụ vừa sinh xong, bác sĩ hoảng hốt vì âm thanh lạ, 5 phút sau thì không qua khỏi
Trong phòng sinh, bác sĩ và các y tá đang tất bật hỗ trợ 1 sản phụ vượt cạn. Không khí căng thẳng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Đột nhiên, một tiếng...

Các vấn đề mang thai, sinh nở

Theo Thy Dung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc sau sinh