Chạy bộ với Đạp xe đều có những lợi ích và hạn chế riêng, các nàng hãy tham khảo để tìm ra được bộ môn phù hợp nhất với mình.
Chạy bộ và Đạp xe đều là những bài tập thể dục nhịp điệu mang lại rất nhiều lợi ích về sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần, giúp bạn cải thiện vóc dáng và có lối sống lành mạnh, khoẻ khoắn hơn. Tuy nhiên, để lựa chọn được bộ môn phù hợp, chị em cần xem xét một vài yếu tố như: lượng calo đốt cháy, rủi ro chấn thương, cũng như tình trạng sức khoẻ và sở thích của bản thân.
Chạy Bộ và Đạp Xe: Đâu là bộ môn dành cho bạn?
Lượng calo tiêu thụ giữa Chạy Bộ và Đạp Xe
Lượng calo mà Chạy Bộ và Đạp Xe tiêu thụ phụ thuộc vào tốc độ, thời gian, địa hình, trọng lượng, và sự trao đổi chất của người đó.
Bảng sau đây cho thấy số calo gần đúng mà một nam giới nặng 70kg sẽ đốt cháy trong quá trình chạy bộ và đạp xe. Tốc độ là dặm một giờ (mph) và ki lô mét mỗi giờ (km/h).
Bảng so sánh lượng calo tiêu thụ giữa Chạy Bộ và Đạp Xe.
Lợi ích của việc Chạy Bộ
Những lợi ích không ngờ của việc chạy bộ.
Chạy Bộ mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ:
– Giảm đau xương khớp: Chạy bộ không ảnh hưởng tiêu cực đến mô xương khớp như một vài người lầm tưởng. Thay vào đó, chạy bộ vừa sức giúp khắc phục tình trạng viêm xương khớp hiệu quả nhờ khả năng kích thích tiết ra chất nhờn giữa các khớp mạnh mẽ.
– Duy trì vóc dáng: Giống như những hoạt động thể chất khác, chạy bộ cũng kiểm soát cân nặng và giải phóng mỡ thừa đáng kể.
– Giảm nguy cơ ung thư: Người chạy bộ thường xuyên ít đối mặt với nguy cơ mắc ung thư hơn người không chạy bộ. Vì tập luyện cường độ vừa phải sẽ làm tăng quá trình loại bỏ chất độc khỏi cơ thể một cách tự nhiên.
Ưu điểm của việc Đạp Xe
Đạp Xe cũng mang đến rất nhiều ưu điểm về sức khoẻ cho bạn
Tương tự với Chạy Bộ, Đạp Xe cũng là một hoạt động có nhiều ưu điểm nổi trội dành cho sức khoẻ:
– Tăng cường sức mạnh xương - khớp: Đạp xe đúng cách, đúng cường độ sẽ hỗ trợ tăng sinh chất nhờn ở các khớp, nhờ vậy, tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho các khớp xương.
– Nâng cao sức khỏe tim mạch: Đi xe đạp kết hợp với hít thở đều đặn sẽ thúc đẩy tim bơm máu mạnh mẽ đến mọi cơ quan. Từ đó, cải thiện hoạt động co bóp của tim và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch nguy hiểm.
– Giảm bớt căng thẳng: Trong lúc đạp xe, cơ thể sản sinh hormone hạnh phúc endorphin, serotonin và dopamine, giúp người tập cảm thấy sảng khoái và tươi tỉnh hơn.
Đạp xe là một hoạt động tốt cho sức khoẻ mà bạn có thể duy trì mỗi ngày.
– Kiểm soát đường huyết: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, duy trì thói quen đạp xe 30 phút mỗi ngày giúp giảm gần 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì hoạt động này có tác dụng đốt cháy chất béo trung tính và kích hoạt chất mang glucose để giảm bớt lượng đường trong máu.
– Giảm cân, giữ dáng: Đạp xe mang lại hiệu quả giảm cân cao bởi, bài tập này giúp tất cả các bộ phận trên cơ thể vận động cùng lúc, đặc biệt là cơ đùi và bụng dưới. Đồng thời, đạp xe kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ để “đánh tan” mỡ thừa nhanh chóng.
Nên chọn Chạy Bộ hay Đạp Xe?
Những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn giữa chạy bộ hay đạp xe.
Mức tiêu hao năng lượng
Theo nghiên cứu từ trường Đại học Harvard, nếu đi xe đạp tốc độ vừa phải (khoảng 20 – 25 km/h) thì người tập có thể đốt cháy lên đến 298 calo chỉ trong 30 phút. Đối với chạy bộ, khi bạn tập chạy trên địa hình bằng phẳng thì cơ thể có khả năng tiêu hao 145 – 150 calo trong vòng 30 phút.
Nhóm cơ hoạt động
Nếu đi xe đạp đúng tư thế thì bài tập thúc đẩy phát triển cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân, cơ bụng dưới và cơ vai. Tương tự, chạy bộ đúng kỹ thuật sẽ tác động trực tiếp đến 5 nhóm cơ chính là cơ đùi, cơ bắp chân, cơ mông, cơ tay và cơ bụng.
Rủi ro chấn thương
Một nghiên cứu đã so sánh chứng viêm giữa người chạy bộ và người đi xe đạp. Sau 3 ngày tập luyện căng thẳng, những người chạy bộ bị tổn thương cơ, đau nhức và viêm nhiễm nhiều hơn so với những người đi xe đạp.
Đối với Chạy Bộ
Chấn thương đầu gối là chấn thương phổ biến nhất khi chạy.
Các chấn thương khi chạy thông thường khác có thể ảnh hưởng đến: Bàn chân, Chân (bao gồm cả đùi và gân Achilles), Xương chậu, Nẹp ống chân.
Đối với Đạp Xe
Một số chấn thương hoặc đau khi đạp xe phổ biến nhất bao gồm:
- Chấn thương đầu
- Đau đầu gối, cổ, vai, lưng
- Đau hoặc tê cổ tay hoặc cẳng tay
- Đau hoặc tê bộ phận sinh dục hoặc trực tràng
- Tê chân hoặc ngứa ran.
Tình trạng sức khỏe
Một số đối tượng không nên chạy bộ và đạp xe là người mắc bệnh tim, có tiền sử bị chấn thương khớp gối, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp…
Tuy nhiên, người bị béo phì hoặc tiểu đường có thể cân nhắc đạp xe để rèn luyện sức khỏe và tăng cường đề kháng thay vì chạy bộ. Lý do là chạy bộ tác động lực rất lớn lên đôi chân và dễ khiến mức đường huyết cơ thể tăng cao.
Chi phí
Để bắt đầu chạy, chị em không cần thiết bị nào khác ngoài một đôi giày chạy bộ và một bộ quần áo thoáng khí, điều này khiến chạy bộ trở thành một lựa chọn hợp lý hơn đạp xe - một bộ môn cần nhiều thiết bị hỗ trợ hơn.
Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu Đạp Xe?
Nếu bạn mới bắt đầu chuyển sang bộ môn đạp xe, hãy cân nhắc mượn hoặc thuê một chiếc xe đạp trước để thử trước khi đầu tư để giúp giảm thiểu chi phí.
Nhưng khi bắt đầu tập luyện nghiêm túc, bạn cần trang bị một chiếc xe đạp phù hợp với kích thước vừa tầm, trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn.
3 mẫu xe đạp phổ biến dành cho nữ: Xe đạp địa hình, Xe đạp thành phố và Xe đạp gấp với nhiều kiểu dáng và giá thành khác nhau
Bên cạnh xe đạp, bạn cũng cần đầu tư thêm các thiết bị đảm bảo an toàn như: mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, đèn chiếu sáng và đồ phản quang để đi xe đạp (nếu bạn đạp xe vào buổi tối). Có thể cần găng tay đạp xe có đệm và quần đùi hoặc yên xe có đệm để giảm áp lực lên bàn tay, cổ tay và vùng sinh dục.
Một số phụ kiện mà "dân" đạp xe cần trang bị.