Mẹ chồng ôm hoa đứng đợi con dâu trước cửa phòng sinh, thái độ của bà mới là tâm điểm

Thy Dung - Ngày 13/04/2024 13:30 PM (GMT+7)

Trên khuôn mặt mẹ chồng biểu hiện sự chờ đợi, một chút lo lắng như đang im lặng cầu nguyện cho nàng dâu sinh nở thuận lợi.

Có câu “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình” để thấy những nguy hiểm có thể đến bất cứ lúc nào đối với người phụ nữ khi đi sinh con. Và phía sau cánh cửa phòng sinh ấy, đôi khi chỉ cần một hành động quan tâm của người thân xung quanh cũng là động lực để các sản phụ có thêm sức mạnh để vượt qua nỗi đau vượt cạn.

Như mới đây trên mạng xã hội chia sẻ đoạn video người mẹ chồng ôm bó hoa đợi con dâu trước cửa phòng sinh đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ cư dân mạng. Ai nấy cũng cho rằng: “Chỉ cần bạn có một người mẹ chồng tốt thì hôn nhân của bạn đã hạnh phúc một nửa rồi”.

Từ hình ảnh được chụp lại trong đoạn video thì có thể thấy trên tay người mẹ chồng lúc này đang ôm bó hoa hồng đứng ngoài phòng sinh. Trên khuôn mặt bà ấy biểu hiện sự chờ đợi, một chút lo lắng như đang im lặng cầu nguyện cho nàng dâu sinh nở thuận lợi.

Mẹ chồng hồi hộp đợi chờ con trước cửa phòng sinh.

Mẹ chồng hồi hộp đợi chờ con trước cửa phòng sinh.  

Khi bác sĩ đẩy con dâu ra, phản ứng đầu tiên của người mẹ chồng là nhìn lướt qua đứa cháu mới sinh, sau đó ngay lập tức chạy đến bên con dâu, ân cần hỏi thăm sức khỏe của cô ấy.

Nhìn thấy cháu khỏe mạnh là mẹ chồng yên tâm.

Nhìn thấy cháu khỏe mạnh là mẹ chồng yên tâm.  

Mẹ chồng vội chạy đến hỏi thăm con dâu.

Mẹ chồng vội chạy đến hỏi thăm con dâu. 

Nằm trên giường bệnh, dù có thể mới trải qua nỗi đau thể xác nhưng sự quan tâm chân thành từ mẹ chồng thì tất cả mệt mỏi và đau đớn của cô con dâu dường như đã tan biến.  

Mẹ chồng ân cần hỏi thăm con dâu.

Mẹ chồng ân cần hỏi thăm con dâu. 

Thực tế cho thấy trước cửa phòng sinh có nhiều người khác nhau, nhưng nhìn thoáng qua cũng biết đâu là người yêu thương mình thực sự.

Ngay sau khi đoạn video này được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người đã để lại bình luận cho rằng có một bà mẹ chồng tốt như vậy quả thật không dễ dàng.

- “Có bà mẹ chồng tốt, thì phải có nàng dâu tốt, tình yêu đến từ hai phía”.

- “Trên đời này vẫn còn nhiều mẹ chồng thật lòng yêu thương con dâu lắm ạ”

- “Nhìn mẹ chồng người ta mà chạnh lòng, cô thật tuyệt vời”

Có rất nhiều lý do dễ hiểu khi người mẹ chồng ở phía trên bài viết dù chỉ đứng cách nhau cánh cửa phòng sinh nhưng lại luôn tỏ ra lo lắng và bất an. Trên thực tế có thể thấy phụ nữ đi đẻ phải đối mặt rất nhiều biến chứng nguy hiểm trong lúc sinh nở, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nếu không được xử lý đúng cách.

Những biến chứng khi sinh thường gặp nhất là:

- Chuyển dạ kéo dài: Quá trình sinh con diễn ra lâu hơn bình thường (hơn 20 giờ đối với những người sinh con lần đầu, hơn 14 giờ với người đã từng sinh con).

- Ngạt chu sinh: Tình trạng khiến trẻ không thể thở trước, trong hoặc sau khi sinh.

- Băng huyết: Sản phụ mất quá nhiều máu trong lúc sinh do máu chảy ồ ạt, khó cầm.

- Thai nhi sai vị trí: Thay vì đầu quay xuống dưới hướng về ngả âm đạo, thai nhi nằm ở tư thế nghiêng, ngôi mông, ngang tử cung…

- Các vấn đề với dây rốn: dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút, sa dây rốn.

- Nhau tiền đạo: Nhau thai che lấp cổ tử cung, khiến thai phụ không thể sinh thường.

- Sản giật: Một biến chứng nặng của tiền sản giật, có thể khiến thai chết lưu, rối loạn đông máu, mẹ bị đột quỵ hoặc ngừng tim.

- Vỡ tử cung: Tình trạng xảy ra ở những phụ nữ từng trải qua một hoặc nhiều lần sinh mổ, vết sẹo cũ ở tử cung bị bục trong quá trình chuyển dạ sau này.

- Thuyên tắc ối: Đây là một tai biến sản khoa nguy hiểm, để lại các biến chứng như tổn thương não, tử vong sản phụ và trẻ sơ sinh.   

Khi con dâu đang ở trong phòng sinh, có một số việc mẹ chồng có thể làm để hỗ trợ và chăm sóc như:

- Hỗ trợ tinh thần: Việc đi đẻ có thể là một trải nghiệm căng thẳng đối với con dâu, lúc này mẹ chồng nên ở bên cạnh động viên để giúp cô ấy cảm thấy an tâm và tự tin.

- Đồng hành và giúp đỡ trong quá trình sinh: Nếu đây là mong muốn của con dâu, mẹ chồng có thể ở bên cạnh cô ấy trong quá trình sinh.

- Chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Trước khi con dâu đi đẻ, mẹ chồng có thể giúp cô ấy chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho quá trình sinh và chăm sóc sau sinh.

- Hỗ trợ sau sinh: Sau khi con dâu sinh, mẹ chồng có thể giúp đỡ trong việc chăm sóc cháu, làm việc nhà, nấu ăn hoặc đơn giản là có mặt để lắng nghe và cung cấp sự hỗ trợ tinh thần cho con dâu của mình.

Những mâm cơm nhà ngon mắt ngon miệng của mẹ bầu chăm chỉ, chồng đi vắng vẫn vào bếp nấu cơm
Mỗi người mẹ đều yêu con theo cách của riêng mình, và với chị Nguyễn Hải cũng không ngoại lệ. Trong thời gian mang thai, dù chồng đi làm xa nhà nhưng...

Thực đơn cho bà bầu

Theo Thy Dung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con