Sau ca mổ đẻ, y tá bế em bé ra trao cho người nhà thì phải sốc nặng nhìn cảnh ngoài hành lang 

Quỳnh Chi (ghi) - Ngày 04/02/2023 14:00 PM (GMT+7)

Sau khi hoàn thành các thủ tục trong phòng sinh, em bé được y tá bế ra để trao cho người nhà.

Đây là một câu chuyện có phần hiếm có mới được đăng tải trên mạng xã hội xứ Trung, được cho là xảy ở tỉnh Trùng Khánh. Hôm đó trong phòng phẫu thuật có một sản phụ sinh con. Ca mổ lấy thai thành công, em bé chào đời khỏe mạnh. 

Ca mổ lấy thai thành công, em bé chào đời khỏe mạnh.

Ca mổ lấy thai thành công, em bé chào đời khỏe mạnh. 

Sau khi hoàn thành các thủ tục trong phòng sinh, em bé được y tá bế ra để trao cho người nhà. Thế nhưng khi đẩy cửa ra ngoài tìm người nhà của sản phụ để trao lại em bé thì cô y tá phải kinh ngạc khi ngoài hành lang trống không chẳng có ai cả. Dù y tá đã lớn tiếng gọi bố em bé nhưng vẫn không có một ai xuất hiện.

Em bé được y tá bế ra để trao cho người nhà.

Em bé được y tá bế ra để trao cho người nhà. 

Không rõ sau đó người nhà em bé khi nào mới có mặt nhưng khi đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội đã nhận về rất nhiều bình luận của người xem. Một số người cho rằng có thể người nhà của sản phụ phát hiện thiếu đồ dùng nên đã đi mua. Họ không đoán biết được chính xác khi nào em bé sẽ được bế ra nên mới để lỡ mất thời điểm quan trọng. 

Ngoài hành lang trống không chẳng có người nhà sản phụ.

Ngoài hành lang trống không chẳng có người nhà sản phụ. 

Có nhiều khả năng có thể xảy ra, ví dụ người nhà sản phụ đi mua sắm, đi vệ sinh hoặc cho rằng ca phẫu thuật còn khá lâu nữa mới kết thúc nên ra ngoài đi dạo… Tuy nhiên rõ ràng trường hợp không có ai chờ đợi ngoài phòng sinh khi em bé được bế ra là điều rất hiếm. 

Cảnh tượng thông thường sẽ là cả một nhóm người thân sản phụ chờ đợi sự xuất hiện của em bé trong vui mừng háo hức. Dù có việc bận thì ít nhất cũng để lại một người đợi ngoài cửa, có thể là chồng, mẹ chồng hoặc mẹ đẻ của sản phụ. Việc làm đó vừa có thể giúp kịp thời xử lý nếu chẳng may sản phụ gặp vấn đề. Chưa nói đối với sản phụ, nếu cô biết không có ai lo lắng, chờ mong mình trước cửa phòng sinh, chắc chắn cô sẽ rất tủi thân và buồn bã. 

Nếu sản phụ biết không có ai lo lắng, chờ mong mình trước cửa phòng sinh, chắc chắn cô sẽ rất tủi thân và buồn bã.

Nếu sản phụ biết không có ai lo lắng, chờ mong mình trước cửa phòng sinh, chắc chắn cô sẽ rất tủi thân và buồn bã. 

Những điều chồng nên làm khi đưa vợ đi đẻ

- Chuẩn bị tâm lý: Khi các cơn co thắt ngày một dồn dập, mẹ bầu sẽ thấy đau dữ dội. Người vợ hiền lành của bạn hoàn toàn có thể trở nên hung dữ hơn bao giờ hết với khuôn mặt nhăn nhó, cau có, rên rỉ, thậm chí la lối om sòm. Bạn cần chuẩn bị tâm lý để lờ đi khoảnh khắc này, bỏ qua cả những lời nói khó nghe của vợ chỉ vì cô ấy đang quá đau mà thôi.

- Sẵn sàng cho những việc ngoài ý muốn: Ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất cũng khó lòng tiên đoán được quá trình sinh con sẽ diễn biến như thế nào. Thay vì quá lo lắng, bạn nên thoải mái, tỉnh táo và sẵn sàng đối diện với những điều bất ngờ không nằm trong kế hoạch.

- Nhớ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời khi đưa vợ đi đẻ: Việc ghi hình lại hành trình vượt cạn của vợ là một việc làm đầy thú vị và ý nghĩa. Sau này khi nhớ lại, chắn bạn sẽ cảm thấy rất hối tiếc nếu không kịp chụp lại khoảnh khắc tuyệt vời ấy. 

- Đừng quên thể hiện sự yêu thương, động viên vợ: Người chồng cần luôn thể hiện những cử chỉ yêu thương khi đưa vợ đi đẻ. Không chỉ cảm nhận được tình yêu thương của chồng, những cử chỉ dù nhỏ cũng sẽ là động lực to lớn giúp sản phụ vượt qua những cơn đau, sinh con thuận lợi. 

Mẹ Việt tấm tắc khen 10 điều khi đi đẻ ở Nhật, chồng được nghỉ 1 tháng chăm vợ vẫn có lương
Thủy Phạm - mẹ 2 con đang sống tại tỉnh Saitama, Nhật Bản chia sẻ về hành trình mang bầu, đi đẻ và ở cữ của mình tại đất nước mặt trời mọc.

Mẹ Việt sinh con ở nước ngoài

Theo Quỳnh Chi (ghi) ( Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ