Tóc thưa, móng tay giòn, mụn trứng cá dai dẳng... đều là những dấu hiệu cơ bản “tố” tình hình sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Mái tóc của bạn trông nhờ nhờ, màu tóc không sáng hay khuỷu tay có đốm vảy? Cơ thể của bạn có thể cố gắng nói cho bạn một điều gì đó. Bác sĩ Markus Ramsey, giáo sư về da liễu tại Đại học Y Baylor ở Houston cho biết: Có rất nhiều mối liên hệ giữa vẻ bề ngoài và tình hình sức khỏe bên trong của chúng ta.
Ngay cả những đặc điểm phổ biến nhất cũng báo hiệu cho bạn những tai họa như móng tay dễ gãy và làn da xỉn màu. Sau đây là 6 dấu hiệu về ngoại hình mà bạn nên đến gặp bác sĩ:
Lông mọc nhiều
Có nghĩa là bạn có thể mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Tiến sĩ Zoe Stallings, một bác sĩ gia đình tại Duke Medicine cho biết: Chúng ta không nói đến những sợi lông mỏng manh mà là những sợi lông lớn và sậm màu giống như những sợi lông mọc ở cằm, ngực đàn ông.
Đây có thể là do nồng độ hooc môn giới tính nam quá cao hoặc triệu chứng phổ biến của rối loạn nội tiết PCOS, làm tăng nguy cơ vô sinh và bệnh tiểu đường. Bạn nên đi gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu.
Thuốc ngừa thai, thay đổi lối sống như giảm trọng lượng dư thừa có thể làm giảm triệu chứng này. Bạn cũng có thể dùng một Steroid (một loại hợp chất hữu cơ) để giúp khắc phục sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc dùng một loại kem ức chế sự tăng trưởng của lông trên khuôn mặt. Theo bác sĩ da liễu, một giải pháp khác dành cho bạn đó là loại bỏ lông bằng laser.
Móng tay giòn và dễ gãy
Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị nấm. Điều này thật khủng khiếp nhưng là sự thật vì móng tay của bạn là nơi trú ẩn hoàn hảo cho các loại nấm.
Bác sĩ Markus giải thích rằng nấm thích một môi trường ấm áp và lớp ẩm ướt của làn da là nơi chúng sống nhờ vào đó. Khi một ký sinh trùng xâm nhập vào, móng tay của bạn bắt đầu bị chia nhỏ ra và các cạnh vỡ vụn. Bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn kê đơn thuốc. Bạn có thể hạn chế tiếp xúc với độ ẩm bằng cách đeo găng tay khi làm các món ăn hoặc thay đôi tất sau khi đi ra ngoài.
Nếu cả hai bàn tay đều có móng tay giòn, có thể là do bạn rửa tay quá nhiều. Theo một nghiên cứu năm 2014, bạn có thể bổ sung vitamin có chứa keratin giúp cải thiện sức khỏe của móng tay.
Mảng vảy màu đỏ
Điều đó có thể là bạn bị bệnh vẩy nến. Đây là một rối loạn tự miễn dịch có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có thể liên kết với chứng viêm khắp cơ thể (các chuyên gia không chắc chắn nếu bị bệnh vẩy nến có thể gây viêm hoặc ngược lại).
Các tổn thương nằm ở trên da đầu, khuyủ tay và đầu gối là những triệu chứng phổ biến của bệnh vẩy nến. Nghiêm trọng hơn, theo một nghiên cứu được công bố vào mùa thu năm ngoái, bệnh vẩy nến cũng liên quan đến bệnh tim mạch.
Bác sĩ Jennifer Chen, trợ lý giáo sư lâm sàng của khoa da liễu tại Trường Y khoa Stanford nói rằng: Sẽ may mắn thay khi nguy cơ đau tim giảm xuống nếu như bạn chữa trị dứt điểm bệnh vẩy nến này.
Mụn trứng cá dai dẳng
Có nghĩa là mất cân bằng hooc môn. Mụn không chỉ dành cho thanh thiếu niên và người trưởng thành mà mụn có thể tái phát trong thời gian mãn kinh.
Khi mức độ estrogen và progesterone giảm, cân bằng nội tiết của bạn có thể nghiêng về phía testosterone, gây nên một sự đột biến trong sản xuất dầu khiến lỗ chân lông bị tắc. Mụn trong thời kỳ mãn kinh có thể thay đổi về thời gian và cường độ. Bạn có thể dùng thuốc để chủ động ngăn ngừa mụn trứng cá.
Làn da khô, đầy vết loang lổ
Bạn có thể bị thiếu hụt omega – 3. Bác sĩ Valori Treloar, đồng tác giả của cuốn sách "The Clear Skin Diet" cho biết : Khi chúng ta già đi, các tuyến bã nhờn sản sinh ít dầu bôi trơn cho da.
Axit béo Omega-3 giúp giữ cho làn da trông khỏe mạnh, một phần vì nó có tác dụng bảo vệ làn da khô khỏi sự phát triển của chứng viêm da. Nếu bạn thiếu hụt omega – 3, làn da có thể trở nên ngứa và nổi đốm. Ăn nhiều thực phẩm giàu omega- 3 như quả óc chó, hạt lanh, cá nước lạnh hoặc bổ sung dầu cá.
Tóc thưa
Điều đó có nghĩ là bạn có thể mắc chứng suy giáp. Khi tuyến giáp hoạt động kém, quá nhiều nang tóc của bạn sẽ đi vào “chế độ nghỉ ngơi”. Tóc là sợi tự nhiên nên chúng không thể thay thế được.
Một thủ phạm khác có thể gây ra tình trạng thưa tóc đó là estrogen thấp, thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hay vừa mới sinh em bé. Đối với các mẹ vừa có con, số lượng tóc sẽ trở nên bình thường khi con bạn được khoảng 6 tháng tuổi.