Theo Viện Tim mạch quốc gia, mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 ca tử vong vì bệnh tim mạch, gấp 20 lần số ca tử vong do ung thư và gấp 10 lần số tử vong vì tai nạn giao thông. Nguy hiểm là thế nhưng bệnh tim lại chưa được để tâm và phòng ngừa đúng mực.
Trong phần giải đáp thắc mắc của bạn đọc gửi về cho tòa soạn, TS. BS. Phạm Trần Linh - Hội Tim mạch học Việt Nam và PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh tim mà ai cũng có thể thực hiện.
Ba tôi năm nay 75 tuổi thường xuyên thấy nhói ở lồng ngực, gần đây thì còn kèm theo nhức đầu. Đây có phải là triệu chứng của bệnh tim không? Tôi đọc trên báo thấy thông tin bệnh tim có di truyền, vậy nếu ba tôi bị tim thì tôi phải làm sao để phòng bệnh? (Chị P.Thanh, Hưng Yên)
TS.BS. Phạm Trần Linh:
Theo những gì mô tả, ba của bạn có thể đang có dấu hiệu của bệnh lý tim mạch. Việc cần làm bây giờ là bạn nên đưa bác đến cơ sở y tế gần nhất để khám tầm soát và có phương pháp điều trị đúng cách.
Vế thứ hai bạn hỏi, khẳng định là yếu tố di truyền và bệnh tim mạch có liên quan với nhau. Cụ thể, nếu gia đình có người thân bị bệnh tim hoặc đột quỵ trước tuổi 55 (nam) và 65 (nữ) thì tỷ lệ bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch khi còn trẻ cao đến 60%. Vì thế, cách phòng bệnh tim trong trường hợp này là bạn cần để ý đến những biểu hiện của bệnh lý tim mạch và kiểm tra sức khoẻ định kỳ để chủ động can thiệp kịp thời nếu mắc bệnh.
Ba mẹ tôi cho rằng phải kiêng cữ hoàn toàn các món chiên xào, dầu mỡ để không bị bệnh tim. Không biết suy nghĩ đó có đúng không, thưa bác sĩ? (Chị M.Phương, Hà Nội)
PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Tú:
Chị cần phải giải thích với ba mẹ về sự ngộ nhận trên và điều chỉnh lại thói quen này. Kiêng cữ hoàn toàn các món chiên xào, dầu mỡ có thể khiến cho ba mẹ của chị bị thiếu chất béo, kéo theo thiếu hụt một số dưỡng chất thiết yếu. Bởi lẽ, chất béo là dung môi hoà tan các vitamin quan trọng như A,D,K,E. Và cơ thể người trưởng thành cần khoảng 25-30g chất béo tương đương 5-6 thìa cà phê mỗi ngày.
Thay vì phải kiêng hoàn toàn, ba mẹ chị có thể chọn các loại dầu thực vật khi chiên, xào để đảm bảo sức khỏe tim mạch. Có thể tham khảo một số loại như dầu gạo, dầu đậu nành, dầu hướng dương... Trong đó, dầu gạo được khoa học chứng minh tốt cho tim mạch nhờ giàu dưỡng chất Gamma-Oryzanol (đọc là Gam ma ô ri gia non) có công dụng đẩy lùi sự hình thành mảng bám của cholesterol xấu, từ đó giúp thông thoáng thành mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn. Ngoài ra, dầu gạo có điểm bốc khói cao (hơn 240 độ C) nên khi chiên, xào có thể giúp món ăn hạn chế cháy khét, từ đó giảm nguy cơ ung thư.
Cuối cùng, chúng ta cần lưu ý việc ăn uống không lành mạnh chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim. Còn rất nhiều nguyên nhân khác như lối sống ít vận động, hay căng thẳng… cũng cần được gia đình mình quan tâm, để tâm phòng ngừa.
Dầu gạo Simply không chỉ có dưỡng chất Gamma-Oryzanol giúp bảo vệ tim mạch mà còn dễ sử dụng trong chiên, xào, ướp thực phẩm, trộn salad…
Em đọc trên báo nói dầu gạo tốt cho tim mạch nhưng em rất thắc mắc, gạo làm sao ép được dầu và nếu thật vậy thì mình ăn nhiều cơm cũng có thể bảo vệ tim mạch phải không bác sĩ? (Anh T.Tuấn, TPHCM)
PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Tú:
Chào bạn T.Tuấn, thông tin dầu gạo tốt cho tim mạch mà bạn biết là đúng. Về nguồn gốc, tôi xin khẳng định là gạo trắng chúng ta ăn hàng ngày không ép được dầu gạo. Thế nên, dù có ăn nhiều cơm, chúng ta cũng không thể dung nạp các dưỡng chất tốt cho tim có trong dầu gạo.
Để bạn hiểu đúng về nguồn gốc của dầu gạo, tôi giải thích thêm như sau: Dầu gạo được trích ly từ lớp màng của gạo lứt, hay còn gọi là gạo nguyên cám – loại gạo còn nguyên lớp cám, chỉ bị mất đi vỏ trấu sau quá trình xay xát. Theo nghiên cứu, lớp màng cám của gạo lứt tuy chỉ chiếm khoảng 7-8% trọng lượng nhưng lại chứa 70-80% dinh dưỡng tinh túy nhất của hạt gạo. Vì được trích ly từ lớp màng này, dầu gạo cũng thừa hưởng nhiều dưỡng chất quý giá, được khoa học chứng minh có công dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Với phần lý giải trên, tôi nghĩ nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch thì chắc chắn không cần ăn nhiều cơm trắng mà có thể cân nhắc dùng dầu gạo để chế biến thức ăn như chiên, xào, làm bánh, trộn salad, ướp thực phẩm…
Em 27 tuổi, làm kế toán nên công việc lúc nào cũng ngồi 8 tiếng một ngày (có khi hơn). Em rất lo sẽ bị bệnh tim vì thiếu vận động. Nhờ bác sĩ tư vấn những cách tập luyện đơn giản mà hiệu quả ngừa bệnh tim, có thể thực hiện ngay tại văn phòng. (T.Phong, Đà Nẵng)
TS.BS. Phạm Trần Linh:
Chào bạn T.Phong, lối sống ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Nói chung, chúng ta nên cân bằng hợp lý giữa thời gian lao động trí óc, thời gian vận động cơ thể, thời gian thư giãn,... Tôi có thể gợi ý những cách tập luyện đơn giản và tốt cho tim mạch mà bạn có thể áp dụng ngay tại văn phòng:
- Thay đổi tư thế ngồi cứ 15-20 phút/lần.
- Đừng ngồi quá lâu và hãy đứng dậy, đi qua đi lại bất cứ khi nào có thể.
- Tận dụng giờ nghỉ trưa để tập những bài tập nhẹ nhàng.
- Giữ tâm trạng lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực.
- Tạo cho bản thân “điều kiện” để được vận động tối đa. Ví dụ: chọn máy in/ photocopy ở xa vị trí ngồi, di chuyển sang các tầng khác bằng thang bộ khi đi lên (đi xuống nên đi thang máy vì đi bộ xuống không tốt cho các khớp gối), khi có việc cần trao đổi với đồng nghiệp, hãy mạnh dạn đi đến vị trí ngồi của đối phương thay vì nhắn tin hay gọi số nội bộ…
Chủ động thực hiện những động tác đơn giản và thay đổi thói quen vận động để phòng ngừa bệnh tim mạch cho chính mình
Với những tư vấn của hai chuyên gia, có thể thấy không quá khó để có một trái tim khỏe. Tăng cường vận động nơi công sở hay chọn lựa dầu gạo trong chế biến thức ăn… là những mẹo tưởng chừng đơn giản nhưng lại có công hiệu không ngờ mà độc giả nên áp dụng để chủ động bảo vệ sức khỏe trái tim mình.