Một bé gái mới 7 tuổi nhưng đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Điều bất ngờ là thủ phạm gây bệnh cho em hóa ra đã xuất hiện từ khi em chào đời.
Bệnh viện Nhân dân Thứ ba Thâm Quyến gần đây đã hoàn thành một ca ghép gan tách rời, chia một lá gan của người hiến tặng thành hai phần và cấy ghép chúng cho hai bệnh nhân tương ứng. Trong đó có một bé gái 7 tuổi bị ung thư gan và người còn lại là một người đàn ông 69 tuổi bị ung thư gan.
Cô bé 7 tuổi nhưng đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối. (Ảnh minh họa)
Cô bé Xiao Lin năm nay mới 7 tuổi và rất thích chơi bóng bàn. Vào tháng 7 năm nay, Xiaolin đến Thâm Quyến để tham gia một trận đấu bóng bàn, trong thời gian đó, cô bé cũng được cha mẹ đưa đến bệnh viện vì bị đau dạ dày. Tuy nhiên sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy gan của Xiao Lin có nhiều khối rắn.
Sau khi làm sinh thiết gan, Xiao Lin được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, chỉ phẫu thuật ghép gan mới có thể cứu sống cô bé.
Thông tin này đã khiến cả gia đình của Xiao Lin vô cùng bất ngờ. Xiao Lin mới 7 tuổi tại sao lại mắc ung thư gan gia đoạn cuối?
Hóa ra Xiaolin bị nhiễm bệnh do lây truyền từ mẹ sang con và mắc bệnh viêm gan B từ khi mới sinh ra. Điều bất ngờ hơn là nó tiến triển thành ung thư gan chỉ trong 7 năm. May mắn khi Xiao Lin đã có cơ hội được ghép gan, ca phẫu thuật diễn ra thành công và cô bé sẽ có cơ hội sống tiếp.
Xiao Lin đã được ghép gan nên hy vọng sống của em vẫn còn.
Mẹ bị viêm gan B khi mang thai cần chú ý 3 điểm này
Có rất nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là người mang vi rút viêm gan B. Những phụ nữ này phải đối mặt với vấn đề phải làm sao đảm bảo an toàn cho con khi mang thai, sinh nở và cho con bú.
Hầu hết trẻ em mắc bệnh viêm gan B mãn tính đều là lây truyền dọc từ mẹ sang con. Do đó, ngăn chặn lây truyền từ mẹ sang con chính là ngăn chặn nguồn lây của bệnh viêm gan B.
Những điểm này rất quan trọng để chặn virus thành công:
- Phụ nữ mang virus viêm gan B cần được đánh giá toàn diện về bệnh viêm gan B trước khi mang thai.
- Nếu phụ nữ mang virus viêm gan B thì nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai (bao gồm chức năng gan, 5 chỉ số về viêm gan B, tải lượng vi rút, alpha-fetoprotein, v.v.). Nếu chức năng gan bình thường, bạn có thể mang thai. Nếu không bình thường thì trước tiên bạn nên điều trị để phục hồi chức năng gan trở lại bình thường, có thể mang thai nếu virus không có hoạt động rõ rệt.
Phụ nữ mang virus viêm gan B cần được đánh giá toàn diện về bệnh viêm gan B trước khi mang thai. (Ảnh minh họa)
Những bệnh ung thư cha mẹ có thể di truyền cho con cái cần lưu ý
1. Ung thư gan
Nếu cha mẹ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan thì con cái cần phải được phòng ngừa đầu tiên. Bởi sự lây truyền của virus viêm gan B theo chiều dọc, rất dễ gây xu hướng cả gia đình mắc bệnh ung thư gan. Đặc biệt là những bà mẹ mang virus viêm gan B, con sau khi sinh có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn.
Nhóm ung thư gan có nguy cơ cao là những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi mãn tính và xơ gan. Tuy nhiên bệnh nhân bị viêm gan cũng không nên hoảng sợ, miễn là bạn kiểm soát kịp thời, tích cực điều trị viêm gan và ngăn chặn quá trình phát triển của nó, điều này sẽ giúp tránh ung thư gan.
2. Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Sự di truyền của ung thư vú có liên quan đến gen BRCA 1 và BRCA 2. Khi hai gen bị đột biến, chúng không thể sửa chữa lỗi và kiểm soát sự sinh sản của các tế bào xấu kịp thời, cuối cùng dẫn đến ung thư. Đột biến ở hai gen này được truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ có đột biến gen này có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4 đến 8 lần so với người bình thường.
3. Ung thư đại trực tràng
Bản thân ung thư đại trực tràng không phải là bệnh di truyền hoàn toàn, nhưng vẫn có một phần di truyền nhất định. Nói cách khác, nếu một người lớn tuổi trong gia đình bị ung thư đại trực tràng, điều đó không có nghĩa là đứa trẻ cũng sẽ bị ung thư, nhưng trong cùng một môi trường sống, có nhiều khả năng phát triển ung thư hơn những người khác.
4. Ung thư dạ dày
Theo cơ chế ung thư dạ dày bệnh học, xuất phát từ đột biến gen gây ra sự rối loạn trong chu kỳ phát triển bình thường của tế bào, từ đó dẫn đến sự phát triển các tế bào một cách quá mức, mất kiểm soát tạo thành khối u. Nguyên nhân phát sinh có thể kể đến: di truyền, hóa chất, tia phóng xạ, virus… do đó, ung thư dạ dày có thể di truyền được cho các thế hệ sau.
Trong số tất cả các bệnh nhân ung thư dạ dày, 10% có xu hướng di truyền gia đình rõ ràng, người thân của những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có nguy cơ mắc loại ung thư này cao gấp 2 đến 3 lần so với những người khác.