Căn bệnh nhạc sĩ Phú Quang mắc rất dễ bị bỏ qua vì dấu hiệu siêu "vô hình", cảnh giác nếu có dấu hiệu này cần khám sớm

Ngày 09/12/2021 09:24 AM (GMT+7)

Căn bệnh tiểu đường nhạc sĩ Phú Quang mắc phải tới nay đã 30 năm. Đây là căn bệnh thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng cho đến khi chuyển biến nặng.

Nhạc sĩ Phú Quang ra đi để lại nhiều nuối tiếc. Người ta nhắc nhiều đến ông qua những ca khúc nổi tiếng về Hà Nội: Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ), Im lặng đêm Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ, Lãng đãng chiều đông Hà Nội, Đâu phải bởi mùa thu (phỏng thơ Giáng Vân), Nỗi nhớ mùa đông (thơ Thảo Phương), Trong miền ký ức, Điều giản dị...

Nhạc sĩ Phú Quang bị bệnh tiểu đường

Nhạc sĩ Phú Quang bị bệnh tiểu đường

Theo người thân nhạc sĩ, ông đã bị tiểu đường 30 năm nay. Những năm gần đây, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Gần 2 năm trước, nhạc sĩ phải nhập viện tại Bệnh viện Bạch Mai. Sau đó ông được chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Việt Xô. Vào tháng 5 năm nay, do biến chứng của tiểu đường nhạc sĩ phải nhập viện. Thời điểm đó, ông phải nằm trong phòng vô trùng và phải dùng máy thở.

Được biết, bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính, cơ thể không tự sản sinh insulin hoặc insulin tiết ra không đủ để hấp thu glucose trong máu dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.

Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng cho đến khi chuyển biến nặng. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, người bệnh đái tháo đường sẽ dễ mắc những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Những biến chứng đáng sợ có thể gặp do bệnh tiểu đường gây ra

Các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, bao gồm (mạn tính và cấp tính). Trong đó biến chứng mạn tính của đái tháo đường sẽ gồm: Biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng thần kinh, biến chứng về thị giác, nguy cơ nhiễm trùng...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với biến chứng tim mạch của bệnh nhân đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.

Với biến chứng thận, bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc.

Tổn thương dây thần kinh của bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở người bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao.

Biểu hiện như: tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau, sụp mi, lác trong, liệt mặt... Tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa...

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc.

Đặc biệt, người đái tháo đường còn đối diện nguy cơ nhiễm trùng mà đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền...

Ngoài các biến chứng kể trên, đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều các cơ quan khác của cơ thể như: xương, khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da...

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiểu đường cần khám sớm

Người bị tiểu đườn thường xuất hiện các nếp nhăn sẫm màu quanh cổ, nách hoặc vùng bẹn. Ảnh minh họa

Người bị tiểu đườn thường xuất hiện các nếp nhăn sẫm màu quanh cổ, nách hoặc vùng bẹn. Ảnh minh họa

Mệt mỏi

Cảm thấy hơi kiệt sức hoặc mệt mỏi thể là dấu hiệu của mức đường huyết tăng nhanh, và có liên quan đến "hội chứng mệt mỏi do bệnh tiểu đường". Có thể do mức đường huyết dao động hoặc thất thường không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, dẫn đến cảm giác mệt mỏi thường xuyên, ăn uống kém, ngủ không ngon và mất cân bằng nội tiết.

Giảm cân bất thường

Khi lượng đường trong máu mất cân bằng nghiêm trọng, lượng glucose bổ sung có thể đến thận và thải ra ngoài thành nước tiểu, điều này có thể gây giảm cân dễ dàng.

Cũng có những nghiên cứu đã chứng minh rằng sụt cân là triệu chứng cảnh báo người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp các biến chứng như bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bệnh thận hơn.

Thay đổi màu sắc của da

Sự thay đổi màu sắc và kết cấu của da, với những mảng da khô và ngứa là dấu hiệu cảnh báo phổ biến của bệnh tiểu đường mà mọi người thường bỏ qua. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen với các nếp nhăn sẫm màu quanh cổ, nách hoặc vùng bẹn - suy giáp cũng gây ra tình trạng này. Lượng insulin dư thừa trong cơ thể có thể khiến da dày hơn bình thường và biểu hiện như vậy.

Gặp vấn đề về thị lực

Bệnh tiểu đường thường dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài như vấn đề về thị lực, kể cả mất thị lực. Một trong những dấu hiệu cấp bách nhất có thể là nhìn mờ - xảy ra khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường và làm hỏng một số mạch máu quan trọng nằm trong và xung quanh mắt. Lượng đường quá cao cũng có thể dẫn đến mất thị lực tạm thời, sưng mắt hoặc thay đổi thị lực.

Luôn thấy khô miệng

Khô miệng, lúc nào cũng cảm thấy khát nước có thể là dấu hiệu thường bị bỏ sót của lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, người bị tiểu đường còn thường xuyên bị chảy máu chân răng, loét miệng hoặc giộp lưỡi… Lúc này cần đi kiểm tra đường huyết ngay.

Tiểu tiện thường xuyên hơn

Tiểu tiện thường xuyên, nhiều hơn bình thường, có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang bùng phát bất ngờ. Điều này xảy ra khi thận khó điều chỉnh mức độ glucose trong máu, nên thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Một dấu hiệu đặc biệt cần lưu ý là đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm.

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ở tuổi 72
Nhạc sĩ Phú Quang qua đời sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 72 tuổi.

Nghệ sĩ Việt qua đời

Theo M.T (th)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường.