Cứ ngỡ ráy tai nhưng 9 năm sau, bác sĩ "té ngửa" khi biết thứ thật sự nằm bên trong

Ngày 11/04/2018 05:38 AM (GMT+7)

Sau 9 năm gặp những khó chịu từ thứ mà nhiều bác sĩ cho rằng là ráy tai. Cuối cùng cô bé cũng được gỡ bỏ dị vật ra khỏi tai.

Một hạt cườm dài 5mm đã được lấy ra từ lỗ tai của bé gái 11 tuổi sau 9 năm nằm yên vị trong đó bởi các bác sĩ người Anh cho rằng đó chỉ là ráy tai.

Bé gái giấu tên đã nhiều lần cảm thấy khó chịu và ù tai từ lúc 2 tuổi. Tuy nhiên khi đưa con đi khám, các bác sĩ lại chẩn đoán nguyên nhân là do ráy tai và cho cô bé ra về. Thế nhưng suốt 9 năm qua, cô bé vẫn liên tục gặp phải những khó chịu ở tai. 

Cứ ngỡ ráy tai nhưng 9 năm sau, bác sĩ amp;#34;té ngửaamp;#34; khi biết thứ thật sự nằm bên trong - 1

Dị vật được cho là ráy tai đã nằm yên vị trong lỗ tai suốt 9 năm.

Chỉ đến khi đưa con gái đi du lịch tới Bali và thấy con có biểu hiện viêm amidan thì mẹ cô bé mới lại lần nữa đưa em tới bệnh viện. Sau khi khám toàn diện tai mũi họng, các bác sĩ đã tìm thấy hạt cườm 5mm ở ống tai trong.

Lúc này, người mẹ mới nhớ lại đã từng chứng kiến con đặt vật gì đó vào tai khi 2 tuổi nhưng chủ quan không hề nghĩ tới đó là nguyên nhân khiến con mắc bệnh.

Sự việc hi hữu trên đã được xuất bản trên tạp chí y khoa hàng đầu nhằm cảnh báo các bậc phụ huynh về an toàn của con trẻ.  Bác sĩ Thomas Greyton người đã thăm khám cho cô bé cho hay: "May mắn thay dị vật này đã không gây ra tổn thương lâu dài nào cho cô bé."

"Một số đồ vật có thể gây viêm nhiễm nặng qua sự vận động của hệ thống miễn dịch. Ví dụ như một viên pin nhỏ trong lỗ tai có thể gây tổn thương vĩnh viễn do có điện tích và quá trình ôxi hóa của pin."

Mới đây các quan chức y tế cũng đã tuyên bố không nên dùng tăm bông để làm sạch tai. Theo Viện chăm sóc sức khỏe quốc gia của Anh, đưa bông vào trong có thể làm hỏng tai và đẩy ráy tai sâu hơn. Ngoài ra việc dùng một xilanh kim loại bơm nước vào tai để rửa trôi ráy tai cũng có thể gây hại.

Các chuyên gia khuyên mọi người nên tránh hai phương pháp này vì tai hoàn toàn có khả năng tự làm sạch, ráy tai thường sẽ tự bị đẩy ra ngoài. Bạn chỉ nên lau sạch cửa lỗ tai bằng khăn ẩm.

Cận cảnh màn lấy ráy tai siêu khủng.

Dùng tăm bông ngoáy tai sai cách, người phụ nữ phải nhập viện vì mủ chảy ra ngoài
Sau khi đi bơi về, chị D. thường dùng tăm bông ngoáy tai, tuy nhiên việc ngoáy tai sai cách khiến tai chị bị nhiễm trùng, có nhiều mủ trong ống tai.
Thảo Phương ( Dịch từ Dailymail )
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm tai giữa