Chỉ cần dựa vào màu sắc của ráy tai bạn cũng có thể báo hiệu cho bạn tình trạng sức khỏe tốt, xấu hay vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Chúng ta thường có thói quen ngoáy tai vì cho rằng đó là cách để bảo vệ tai. Tuy nhiên ráy tai thực chất chính là một lớp bảo vệ cho tai bạn khỏi các bụi bẩn hay côn trùng.
Bản thân tai cũng đã có cơ chế tự làm sạch và mỗi khi chúng ta nhai hay nói chuyện thì những bụi bẩn sẽ được đẩy ra mà không cần ngoáy. Ráy tai cũng tiết lộ rất nhiều về tình trạng sức khỏe của bạn.
1. Ráy tai màu xám
Nếu bạn chỉ có ráy tai màu xám mà không hề gặp bất cứ biểu hiện lạ thường nào thì bạn không cần phải lo lắng bởi đó đơn giản là bụi bẩn.
Những người dân sống ở các khu vực thành phố với độ ô nhiễm cao hơn sẽ dễ gặp hiện tượng này.
2. Ráy tai có vết máu
Nếu bạn nhận thấy có vết máu khi vệ sinh tai, có thể màng nhĩ của bạn bị tổn thương. Trong trường hợp này, tai của bạn có lẽ đã bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến viêm tai giữa. Vì thế bạn nên đến gặp bác sĩ để có sự kiểm tra chính xác nhất.
3. Ráy tai màu nâu
Nếu ráy tai có màu sẫm như màu nâu rất có thể bạn đã trải qua một thời gian căng thẳng kéo dài. Đó là lý do tại sao bạn nên cố gắng dành vài ngày trong một môi trường bình tĩnh và yên bình để khiến tâm trạng thư thái hơn.
4. Ráy tai màu đen
Nếu nó xảy ra chỉ một lần thì bạn không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tai của bạn ngứa, và càng ngày càng ngứa ngáy khó chịu hơn thì bạn nên đến bệnh viện khám vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm.
5. Ráy tai màu trắng
Màu trắng của ráy tai có thể là dấu hiệu bạn bị thiếu vitamin và vi lượng trong cơ thể đặc biệt là sắt và đồng. Do đó, bạn nên bổ sung thêm đậu và bột yến mạch vào chế độ ăn uống.
6. Ráy tai có mùi khó chịu
Nếu có mùi khó chịu từ ráy tai, nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tai giữa. Ngoài mùi ra nếu bạn có thể nghe thấy tiếng ồn hoặc cảm thấy tai khó nghe như có vật chắn thì bạn nên tức tốc đến gặp bác sĩ.
7. Ráy tai ướt màu vàng
Nếu trước đây ráy tai của bạn không hề như vậy mà giờ đột nhiên thay đổi, nó có thể là sự khởi đầu của bệnh viêm tai. Bạn nên thu xếp một buổi hẹn với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xác định rõ hơn.
8. Ráy tai khô
Ráy tai khô là do bạn thiếu chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, viêm da hay các bệnh ngoài da khác cũng có thể là nguyên nhân khiến ráy tai khô hơn bình thường.