Công nhận sức khoẻ là vốn quý nhưng nhiều người hiện không biết bảo vệ “tài sản” của mình trước rủi ro cuộc sống, nhất là những căn bệnh hiểm nghèo luôn rình rập và có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Sức khỏe: những chữ ngờ khó đoán
Có nhiều ý kiến cho rằng bệnh tật là kết quả của một quá trình kéo dài với nhiều nguyên nhân, hệ lụy. Nhận định này chưa hẳn đã đúng nếu bạn chú ý quan sát xung quanh, bởi thực tế, có nhiều người đang khoẻ mạnh bỗng nhiên trở bệnh nặng và ra đi đột ngột để lại bao tiếc thương cho người thân và gia đình.
Nếu theo dõi trên báo chí, hẳn chúng ta không quên hàng loạt nhân vật nổi tiếng như các ca sỹ, MC, hot Vlogger phải ra đi rất sớm vì mắc phải bệnh hiểm nghèo trong thời gian qua. Và mới đây là một nữ vận động viên từng vô địch giải trẻ Taekwondo thế giới vào năm 2006 qua đời ở tuổi 24 do bệnh Lupus ban đỏ. Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, họ sống hết mình và cống hiến tuổi trẻ, tài năng của mình cho xã hội. Để rồi những căn bệnh hiểm nghèo quái ác khiến họ phải rời bỏ sự nghiệp, thậm chí là giã từ cõi đời một cách đột ngột và khiến người hâm mộ không khỏi tiếc thương.
Thế mới thấy, có những rủi ro trong cuộc sống mà chúng ta không thể nào lường trước, nhất là vấn đề về sức khỏe.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người mới mắc bệnh hiểm nghèo và hơn 95.000 người qua đời vì những căn bệnh này (ảnh minh họa)
Bệnh hiểm nghèo: không chừa một ai!
Dù giàu hay nghèo, già hay trẻ, trông có vẻ mạnh khỏe hay không… thì ai ai cũng có nguy cơ mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo. Đặc biệt, đối với những người có thu nhập trung bình - thấp, hay những người mất sức lao động thì chi phí để điều trị bệnh lại trở thành một nỗi lo không hề nhỏ. Đã có không ít gia đình phải bán mọi tài sản quý giá nhất để trang trải những hóa đơn điều trị đắt đỏ. Thậm chí có những gia đình vì túng quẫn phải mang con về nhà, cầm cự ngày nào hay ngày đó.
Các chuyên gia khẳng định rằng việc phát hiện những căn bệnh hiểm nghèo quá muộn sẽ gây khó khăn trong điều trị. Theo báo cáo của BV Đại học Y Dược, người dân ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vì thu nhập còn thấp nên thiếu tính chủ động trong việc chẩn đoán ban đầu của căn bệnh. Đa số các bệnh về ung thư, chẳng hạn như ung thư gan, nếu phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ thành công trong việc ghép gan là rất thấp, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chưa tới 10%.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, câu nói quen thuộc này có thể bạn đã quá quen thuộc nhưng lại là phương cách thực tế và hữu hiệu nhất đối với bệnh tật. “Phòng” ở đây cũng không có nghĩa chỉ ngăn ngừa các yếu tố mang bệnh xảy đến với mình. Bởi vì, trong cuộc sống đầy các mối đe doạ cho sức khoẻ như hiện nay, chúng ta cũng phải nghĩ đến đến việc dự phòng tài chính để nếu chẳng may mắc bệnh, chúng ta vẫn có thể được điều trị đúng đắn và kịp thời, khi ấy cơ hội chữa khỏi chắc chắn sẽ cao hơn. Do đó những giải pháp dự phòng tài chính đang được xem là cách thức hữu hiệu để bảo vệ tương lai của mỗi người ngay từ sớm.
Sở hữu các giải pháp dự phòng tài chính hiệu quả sẽ giúp gỡ bỏ bớt những gánh nặng đến từ bệnh tật (ảnh minh họa)
Vượt qua nỗi ám ảnh bệnh hiểm nghèo
Có nhiều cách để trang bị các giải pháp dự phòng tài chính như trích lập quỹ dự phòng tuỳ theo từng mức thu nhập của mỗi gia đình, gửi ngân hàng, các hình thức tiết kiệm… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tham gia bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là các gói bảo hiểm dành riêng cho bệnh hiểm nghèo là một kênh hiệu quả, đáng để đầu tư.
Chẳng hạn như Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo từ Giai đoạn đầu của Prudential, một sản phẩm ra đời đáp ứng đúng nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của người dân Việt Nam hiện nay, giúp các gia đình quẳng được gánh nặng điều trị mà vui sống. Điểm đặc biệt của giải pháp này là người tham gia sẽ được bảo vệ nhiều lần trước nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo.
Ở bất kỳ mức thu nhập nào, khách hàng cũng có thể tham gia bảo hiểm với phí đóng chỉ từ 42.000 đồng/ngày khi người mua tham gia sản phẩm BHNT chính của Prudential. Với giải pháp này, các gia đình có thể hoàn toàn an tâm khi sức khoẻ của mọi thành viên trong nhà từ con trẻ (từ 6 tuổi) đến các bậc cao niên (đến 70 tuổi) đều được bảo vệ, với tổng quyền lợi chi trả lên đến 200% số tiền bảo hiểm.
Bệnh hiểm nghèo đang ngày càng trở thành một nỗi lo chung mà không ai lường trước được. Để gỡ bỏ bớt áp lực mà bệnh tật mang lại, từ đó tăng cơ hội được chữa lành và an tâm vui sống, các giải pháp dự phòng tài chính như bảo hiểm nhân thọ được xem là một lựa chọn sáng suốt!