Quả na có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một bộ phận cần phải loại bỏ khi ăn vì ngoài ngộ độc, nó có thể gây nên hệ lụy khủng khiếp cho sức khỏe, nhất là với trẻ nhỏ.
Na là loại quả có theo mùa tại Việt Nam và được thu hoạch nhiều vào tháng 8, tháng 9 hàng năm. Loại quả này ngoài hương vị đặc trưng, còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp năng lượng rất tốt cho cơ thể. Dưới góc độ y học cổ truyền, quả na còn là vị thuốc, giúp hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh phổ biến.
Cụ thể, trong 100g thịt na ăn được có 101kcal; 71,5g nước; 25g carbonhydrater; 1,7g protein; 192mg vitamin C; 21mg phốt pho; 382mg kali; 30mg canxi và nhiều loại vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5...
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, theo đông y, quả na có vị ngọt, hơi chua, tính ấm… có tác dụng chữa tiêu khát, nhọt vú, tốt cho người mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh.
Qủa na chín có nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị một số bệnh. (Ảnh minh họa)
Lương y Đắc Sáng tư vấn, người bị lỵ, tiêu khát nên ăn na chín, mỗi lần một quả sau bữa ăn bởi quả na có hàm lượng chất dinh dưỡng và chất xơ rất cao.
Với những người chữa nhọt vú, lương y Bùi Đắc Sáng hướng dẫn dùng một quả na điếc mang đi phơi khô rồi tán thành bột. Sau đó dùng một ít giấm hòa cùng với bột na đã tán rồi đắp hỗn hợp này lên chỗ bị sưng, nhọt. Nên dùng nhiều lần/ngày để nhanh mang lại tác dụng. Với trường hợp bị sưng, nhọt vú tốt nhất nên đi khám bác sĩ, để xác định nguyên nhân cụ thể trước khi áp dụng.
Với những người bị sốt rét thành cơn, cũng có thể dùng lá na đem rửa sạch, giã nát sau đó hòa cùng với nước sôi, vắt lấy nước cốt uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng 2 giờ. Chỉ nên dùng một lần/ngày.
Ngoài những bài thuốc trên, ăn na còn giúp làm giảm lượng cholesterol, tốt cho người bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạnh… Ngoài ra, trong na có chứa hàm lượng sắt và một số vi chất khác rất tốt cho sức khỏe. Đó là lý do những người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai đều nên ăn na để bổ sung sắt.
Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên lương y Bùi Đắc Sáng cũng lưu ý, na nếu ăn không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt là phần hạt na. Thực tế, đã có nhiều vụ việc, nhất là trẻ nhỏ, phải nhập viện cấp cứu do nuốt hạt na, sau đó bít đường thở. Đáng tiếc, đã có một số trường hợp do không phát hiện, cấp cứu kịp thời nên đã tử vong.
Hạt na nếu không cẩn thận có thể gây ngộ độc đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến mắt. (Ảnh minh họa)
Ngoài vấn đề trên, cả người lớn và trẻ nhỏ khi ăn na nếu nhai hạt na sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc. Nguyên nhân là trong hạt na chứa độc tố có thể gây độc cho đường tiêu hóa. Loại độc tố này cũng rất nguy hại nếu như dính vào mắt, nó có thể gây tổn thương, bỏng biểu mô giác mạc, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây mù mắt vĩnh viễn.
“Trong dân gian vẫn truyền tai nhau cách nhuộm răng, diệt chấy bằng hạt na. Tuy nhiên, đây là cách làm nguy hiểm vì khi nhuộm răng rất dễ nuốt phải độc tố, còn khi nhuộm tóc độc tố dễ bị dính vào mắt. Do vậy, người dân không nên tùy tiện dùng hạt na, nếu dùng phải có hướng dẫn của người có chuyên môn”, lương y Đắc Sáng khuyến cáo.
Khi ăn na cũng tránh ăn quá nhiều vì có thể gây nóng, tăng cân… Người mắc tiểu đường càng nên hạn chế, vì hàm lượng đường có trong na cao, ăn nhiều sẽ gây tăng đường huyết. Cuối cùng, do quả na khi chín vỏ rất mềm nên dễ bị sinh vật, ký sinh trùng tấn công nên cần lựa chọn và quan sát kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Tin liên quan
Loại quả mùa hè rất ngon khi sử dụng dù với mục đích nấu ăn hay ngâm siro, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được vì một số hệ lụy với...
Dù được rất nhiều người yêu thích, song dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn,... lại nằm trong danh sách 12 loại rau củ, trái cây có chứa dư lượng...
Khi nói đến mít, ngoài mùi thơm đặc trưng thì nhiều người nghĩ ngay đến cảm giác nóng trong, bốc hỏa khi ăn. Vì lý do này, không ít người lo...
Theo các chuyên gia, tỷ lệ người bị gan nhiễm mỡ ở Việt Nam khá lớn, trong đó một phần nguyên nhân là thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu...
Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác
Rửa bát đĩa tưởng chừng là công việc đơn giản và vô hại, tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, bạn có thể đang vô tình đưa hóa chất độc hại vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.