Một chế độ ăn uống quá mặn sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề nan giải về sức khỏe.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra hướng dẫn mới về giới hạn tiêu thụ Natri và Kali trong thực đơn hàng ngày của mỗi người.
Hướng dẫn này hy vọng sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực cho chương trình đấu tranh chống lại những căn bệnh liên quan tới chế độ ăn uống, vốn đã trở thành các bệnh mãn tính trên toàn cầu.
Trong dịp Tết, ăn uống nhiều, mỗi người cũng cần để ý, không ăn mặn quá. Sau đợt nghỉ dài nếu ăn mặn thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ. Mỗi bữa ăn bình thường hằng ngày cũng cần cân nhắc và để ý trong việc sử dụng chất chấm hoặc lượng muối và gia vị cho vào thức ăn.
WHO nhấn mạnh, hàm lượng Natri cao trong chế độ ăn là "thủ phạm" chính gây ra chứng cao huyết áp, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngày tết nên hạn chế ăn nhiều đồ mặn vì không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Theo khuyến cáo mới từ WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 2.000 miligam Natri/ ngày (thay vì mức 2.000 mg như hiện nay), trong khi cần tiêu thụ ít nhất là 3.510 mg Kali/ ngày. Do đó cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp với những con số trên.
Hiện nay rất nhiều người có xu hướng tiêu thụ gấp đôi lượng Natri cần thiết, trong khi lại không nạp đủ lượng Kali tối thiểu.
Theo khuyến cáo, các loại thực phẩm giàu Kali bao gồm các loại đậu, các loại hạt, những loại rau như rau bina và cải bắp, trái cây như chuối, đu đủ và chà là. Còn Natri tồn tạo tự nhiên trong một loạt thực phẩm như sữa, trứng, tuy nhiên lại có hàm lượng quá cao trong các loại thực phẩm chế biến sẵn. Được biết, khoảng 100g thịt xông khói, bánh quy mặn hay bỏng ngô cũng đã có thể cung cấp lượng Natri cần thiết hàng ngày cho cơ thể (khoảng 1.500 mg). Nhớ chế độ ăn uống này để bạn luôn có một sức khỏe khỏe mạnh.