Người phụ nữ 10 năm bị đau bụng kinh, đi khám phát hiện bệnh có thể gây vô sinh

Ngày 12/11/2018 00:08 AM (GMT+7)

Cách đây ba tháng, tại Trung tâm Y tế Quốc tế Bệnh viện thứ hai tỉnh Chiết Giang, bác sĩ Ma Á trưởng Khoa sản đã tiếp nhận bệnh nhân đau bụng kinh trong nhiều năm, đó là cô Chu 44 tuổi và đã định cư ở Mỹ nhiều năm, lần này cô đặc biệt về nước để điều trị đau bụng kinh.

Cô Chu bị đau bụng kinh hơn 10 năm trước, khi mới bắt đầu tình trạng đau nhẹ. Thời gian càng trôi qua, những cơn đau càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên do sự bất tiện về điều trị y tế, cô Chu đã không đến bệnh viện để điều trị, mỗi lần đến tháng cô chỉ uống thuốc giảm đau và nằm trên giường nghỉ ngơi.

Người phụ nữ 10 năm bị đau bụng kinh, đi khám phát hiện bệnh có thể gây vô sinh - 1

Mỗi lần đau bụng kinh, cô Chu đều sử dụng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi (Ảnh minh họa)

Trong 3 năm qua, tình trạng đau bụng của cô Chu càng nặng và kéo dài, đặc biệt là lượng kinh nguyệt rất nhiều, thường kèm theo lượng lớn các cục máu đông, dẫn đến cô bị thiếu máu nhẹ. Thời gian này, sau nhiều lần đến bệnh viện, cô Chu bị chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung, (gọi là adenomyosis) và cần phải phẫu thuật.

Tuy nhiên, khi cô Chu nằm trên bàn mổ, bác sĩ thông qua nội soi phát hiện u tuyến trong cơ tử cung của cô rất lớn, cắt bỏ rất dễ mất nhiều máu, phải dừng cuộc phẫu thuật. Cô Chu không còn cách nào phải về nước điều trị.

Bác sĩ Ma A đã nội soi và phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến trong cơ tử cung của cô Chu. Trong trường hợp của cô Chu phẫu thuật phải kết hợp với nội soi. Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã sử dụng oxytocin để thúc đẩy co thắt tử cung, để vết mổ tử cung nhanh chóng được siết chặt, thời gian phẫu thuật được kiểm soát, giảm thiểu chảy máu trong khi phẫu thuật, cuối cùng cuộc phẫu thuật cũng hoàn thành thuận lợi.

Người phụ nữ 10 năm bị đau bụng kinh, đi khám phát hiện bệnh có thể gây vô sinh - 2

Bác sĩ Ma A người trực tiếp phẫu thuật cho cô Chu

Sau khi phẫu thuật, các triệu chứng của cô Chu được cải thiện rõ ràng: lượng kinh nguyệt chỉ bằng 1/3 giai đoạn trước, các cơn đau cũng giảm rất nhiều: “Nếu cơn đau trước đây là 10 phần, giờ chỉ còn 2 phần”, bác sĩ Ma A nói.

Cô Chu rất hài lòng với điều này, tuy nhiên điều khiến cô và bác sĩ Ma A cũng rất buồn: Bởi vì bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung không được điều trị kịp thời, cùng với tuổi tác của cô đã lớn, nên cô Chu rất khó có thể mang thai.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì?

Lạc nội mạc trong cơ tử cung (hay gọi là cơ tuyến tử cung) là một tình trạng mà các mô của nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ của thành tử cung thay vì phát triển vào trong tử cung. Trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, những tế bào “bị mắc kẹt” này trở nên kích thích, có thể khiến chuột rút tử cung và chảy máu nhiều hơn bình thường.

Người phụ nữ 10 năm bị đau bụng kinh, đi khám phát hiện bệnh có thể gây vô sinh - 3

Cô Chu bị mắc bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung

Các triệu chứng của lạc nội mạc trong cơ tử cung thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt vì nồng độ estrogen (nội tiết tố nữ) tăng-giảm liên tục, điều này ảnh hưởng đến việc bong tróc niêm mạc tử cung. Các triệu chứng thường biến mất hoặc được cải thiện sau thời kỳ mãn kinh khi nồng độ estrogen của phụ nữ giảm một cách tự nhiên.

Triệu chứng của lạc nội mạc trong cơ tử cung

Bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung ảnh hưởng khác nhau tùy từng người, bao gồm mức độ tình trạng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Khoảng một phần ba phụ nữ không gặp bất kỳ triệu chứng nào, trong khi đối với những người khác, các triệu chứng có thể gây cản trở cuộc sống hàng ngày.

Các triệu chứng của lạc nội mạc trong cơ tử cung bao gồm:

- Chảy máu kinh nguyệt nặng

- Rất đau đớn trong thời kỳ kinh nguyệt

- Đau trong khi quan hệ tình dục

- Chảy máu giữa các giai đoạn kinh nguyệt

- Chuột rút tử cung

- Tử cung mở rộng và mềm

- Đau ở vùng xương chậu

- Một cảm giác áp lực lên bàng quang và trực tràng

- Đau khi đi cầu

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung

Các bác sĩ chưa tìm được nguyên nhân chính gây ra bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung, nhưng có một số giả thuyết:

Người phụ nữ 10 năm bị đau bụng kinh, đi khám phát hiện bệnh có thể gây vô sinh - 4

Ảnh minh họa

- Sự phát triển của thai nhi: Lạc nội mạc trong cơ tử cung có thể xuất hiện ở một người trước khi sinh, khi thai nhi bắt đầu hình thành trong tử cung.

- Viêm: Tình trạng viêm xảy ra trong tử cung của người phụ nữ sau phẫu thuật tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện lạc nội mạc trong tử cung.

- Mô xâm lấn: Tổn thương tử cung, chẳng hạn như việc mổ lấy thai hoặc các phẫu thuật khác cũng có thể gây ra lạc nội mạc trong cơ tử cung. Điều này là do mô tuyến của nội mạc tử cung có thể lành vào bên trong cơ thay vì ra ngoài.

Các yếu tố khác

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh bao gồm:

- Tuổi: Mặc dù tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung là ở độ tuổi 40 và 50.

- Mang thai: Một tỷ lệ phần trăm cao phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đã qua nhiều lần mang thai.

- Phẫu thuật tử cung: Có phẫu thuật trước đó trên tử cung, bao gồm cả mổ lấy thai

Phân biệt lạc nội mạc trong cơ tử cung với lạc nội mạc tử cung

Bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung (adenomyosis) và lạc nội mạc tử cung (endometriosis) rất giống nhau nhưng có sự khác biệt: Trong bệnhlạc nội mạc trong cơ tử cung, các tế bào nội mạc tử cung phát triển trong cơ tử cung; Trong lạc nội mạc tử cung, những tế bào này phát triển bên ngoài tử cung, đôi khi ở buồng trứng và ống dẫn trứng. Lạc nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 30 và 40, trong khi nhiều phụ nữ từ 40-50 tuổi có xu hướng phát triển bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung. Có thể một người phụ nữ bị cả lạc nội mạc tử cung và bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung.

Cô gái 21 tuổi mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ nói 3 thói quen này là nguyên nhân lớn
Đang là sinh viên đại học năm hai, chưa lập gia đình hay quan hệ tình dục nhưng cô gái trẻ Tiểu Văn lại bị mắc bệnh phụ khoa. Khi đi khám, bác sĩ mới...
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan