Sai lầm của gia đình khiến bé sơ sinh phải khâu 21 mũi trên đầu

Ngày 25/05/2023 15:33 PM (GMT+7)

Sản phụ hạ sinh tại nhà được bác dâu tự đỡ. Sau sinh thấy vùng đầu trẻ có một khối bùng nhùng, có màng dính, bác dâu đã dùng dao cắt bỏ khiến bé phải nhập viện cấp cứu do chảy nhiều máu.

Theo Tri Thức Trực Tuyến, ngày 15/5 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đã tiếp nhận một bệnh nhi nhập viện trong trạng thái vùng da đầu của trẻ bị lóc diện rộng

Được biết, trẻ đẻ đường dưới, tại nhà, do bác dâu tự đỡ. Sau khi bé ra đời gia đình phát hiện vùng đầu trẻ có một khối bùng nhùng, có màng dính, bác dâu đã dùng dao cắt bỏ. Cắt màng dính xong, thấy vùng đầu trẻ chảy nhiều máu, gia đình xác định là người nhà cắt vào da đầu trẻ nên đã đưa đi viện.

Bệnh nhi hiện đã ổn định và được cho xuất viện. Ảnh: BVCC

Bệnh nhi hiện đã ổn định và được cho xuất viện. Ảnh: BVCC

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, các bác sĩ đã tiến hành khâu 21 mũi vết thương vùng đầu. Sau phẫu thuật, bé được chuyển về phòng sơ sinh của khoa Nhi điều trị. Qua 7 ngày điều trị, chăm sóc tích cực, vết thương vùng đầu ổn định đã được cắt chỉ. Trẻ được ra viện.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sinh con tại nhà mà không có sự trợ giúp của cán bộ y tế. Quá trình sinh nở có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và con như nhiễm trùng; băng huyết; xuất huyết sau sinh ở mẹ; uốn ván rốn; ngạt sau sinh ở con… Các bà mẹ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám định kỳ, chăm sóc trước sinh, đảm bảo quá trình sinh nở an toàn, thông tin từ Vietnamnet.

Những nguy hiểm khi sinh con tại nhà:

Rạch tầng sinh môn không đảm bảo

Khi các mẹ sinh con tại nhà thì việc phải rạch tầng sinh môn gần như chắc chắn sẽ phải làm để giúp các bà bầu có thể dễ dàng sinh con. Các bác sĩ ở bệnh viện đã được đào tạo về chuyên môn nên việc rạch tầng sinh môn gần như được thực hiện một cách chính xác.

Nhưng với trường hợp sinh tại nhà không có bác sĩ mà chỉ cần một người đỡ đẻ với kiến thức hạn chế có thể dẫn tới việc rạch không đủ hoặc rạch quá dài, dẫn đến những tổn thương về sau. Hơn nữa các dụng cụ y tế có thể chưa được vô trùng hoàn toàn dễ gây nhiễm trùng.

Những biến chứng nguy hiểm

Các bác sĩ luôn khuyên những bà mẹ mang thai lần đầu không nên sinh tại nhà. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bà mẹ sinh con đầu lòng có nguy cơ gặp các biến chứng cao gấp hai lần so với những người đã có con.

Một nghiên cứu của Anh về sinh con tại nhà cho thấy có tới ½ những trường hợp sinh con tại nhà đã phải chuyển tới bệnh viện vì gặp các biến chứng nguy hiểm.

(Nguồn: Đời sống & Pháp luật)

Một phụ nữ tử vong sau 3 tháng bị chó nhà cắn

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ, 38 tuổi ở Vĩnh Phúc đến viện trong tình trạng sợ nước, sợ gió.

Cách vào viện 3 tháng, bệnh nhân bị chó cắn vào tay và vùng lưng khi cho chó ăn. Bệnh nhân bị trầy xước vùng bản và cánh tay bên phải. Sau khi bị chó cắn, bệnh nhân không đi tiêm phòng.

5 ngày sau con chó đã cắn đứt xích, chạy sang nhà hàng xóm, có biểu hiện hung dữ và bị người dân đánh chết.

Người nhà cho biết, hai ngày trước khi vào viện, bệnh nhân có biểu hiện sợ nước, sợ gió, buồn nôn, sốt nhẹ, khó nuốt, không uống được, hốt hoảng, kích thích khi có âm thanh tiếng động. Các bác sĩ bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh điều trị 1 ngày, tình trạng không cải thiện và chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được làm xét nghiệm và có kết quả khẳng định bệnh dại.

Tiếp đó, bệnh nhân có kích thích tăng lên, các bác sĩ đã giải thích tình trạng bệnh nhân nặng, gia đình xin về và bệnh nhân đã tử vong tại nhà.

Khi người dân bị chó cắn, việc đầu tiên là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ tư vấn và tiêm phòng.

Khi người dân bị chó cắn, việc đầu tiên là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ tư vấn và tiêm phòng.

Để phòng tránh bệnh dại, TS.BS Thân Mạnh Hùng - Phó Trưởng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo: "Khi người dân bị chó cắn, việc đầu tiên là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ tư vấn và tiêm phòng.

Thứ hai, khi bị chó cắn (nếu cho của nhà nuôi) nên nhốt con chó lại để theo dõi vì để chó chạy lung tung nhiều khi không kiểm soát được. Trong trường hợp bị chó ở ngoài đường cắn nên chủ động đi tiêm phòng ngay".

TS. Hùng cũng nhấn mạnh, mùa hè nắng nóng, có những bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát, đặc biệt là bệnh dại. Vì thế người dân không nên chủ quan, những nhà nuôi chó nên đi tiêm phòng đầy đủ cho chó. Nếu cho chó đi ra ngoài nên rọ mõm để phòng bệnh cho cộng đồng.

Cách sơ cứu khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

(Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

Sai lầm của gia đình khiến bé sơ sinh phải khâu 21 mũi trên đầu - 3

(Nguồn: Sức khỏe & Đời sống)

Bé sơ sinh Hà Nội tử vong khi ngủ cùng bố mẹ, bác sĩ cảnh báo hội chứng nguy hiểm
Sau khi cho con ngủ cùng, khoảng 2 giờ sau, bố mẹ phát hiện trẻ ngừng thở, tím tái nên vội đưa đến viện, rất tiếc trẻ đã ở trong tình trạng nặng, không thể qua khỏi.

Các vấn đề sức khỏe khác

Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác