Sốt xuất huyết và “bí quyết” hạ sốt không thể bỏ qua

Ngày 15/11/2019 14:00 PM (GMT+7)

Năm 2019, tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và gia tăng tại nhiều quốc gia. Số ca mắc bệnh và tử vong tại các nước châu Á được ghi nhận tăng mạnh. Nếu không may mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân nên “bỏ túi” bí quyết nhỏ như sau để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Những con số biết nói về bệnh sốt xuất huyết

Theo thống kê của Bộ Y tế, tình hình sốt xuất huyết trong năm 2019 có diễn biến vô cùng phức tạp và gia tăng ở nhiều quốc gia. Tại khu vực Đông Nam Á, ca mắc bệnh và tử vong do sốt xuất huyết có sự gia tăng mạnh. Tại Philippines có khoảng 350.000 ca mắc, tử vong lên đến gần 1.300 người; Malaysia là 102.734 trường hợp mắc, 149 ca tử vong, số mắc tăng 1,8 lần, tử vong tăng 51 trường hợp so với cùng kỳ 2018. Một số nước như Singapore, Trung Quốc... cũng ghi nhận số mắc hàng tuần liên tục tăng cao so với cùng kỳ của hai năm trước đó.

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết lưu hành ở khắp cả nước. Năm 2019, số ca mắc bệnh tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2018 với 250.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 50 người tử vong rải rác tại 18 tỉnh, thành. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cũng có khoảng 30 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện. Thậm chí, có gia đình cả 5 người cùng mắc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết và “bí quyết” hạ sốt không thể bỏ qua - 1

Lí giải nguyên nhân gây gia tăng dịch sốt xuất huyết, bác sĩ Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: “Hiện các tỉnh miền Bắc đang chuyển mùa, sắp sang thời tiết lạnh nên dịch sốt xuất huyết sẽ xuống nhanh. Song các tỉnh phía Nam, khu vực Tây Nguyên lại là mùa khô, nóng ẩm nên dự báo số lượng ca sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng cao”.

Nguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết là do muỗi vằn Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus. Muỗi vằn sau khi đốt hút máu người bị bệnh, rồi sau đó đốt người khỏe mạnh sẽ đưa virus vào cơ thể người khỏe mạnh qua vết đốt đó. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt hàng ngày chưa khoa học cũng khiến bệnh ngày càng gia tăng như: ngủ không bỏ màn, môi trường sống ẩm thấp và mất vệ sinh, thiếu kiến thức về y tế…

Không khó để “bỏ túi” bí quyết điều trị sốt xuất huyết

Để có thể điều trị dứt điểm được sốt xuất huyết, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản để nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn sốt sẽ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Bị đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu; Có thể có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết; Chán ăn, buồn nôn; Đau cơ, đau khớp; Nghiệm pháp dây thắt dương tính.

Sốt xuất huyết và “bí quyết” hạ sốt không thể bỏ qua - 2

Giai đoạn nguy hiểm thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Bệnh nhân có dấu hiệu: Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ); Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau; Xuất huyết dưới da; Xuất huyết ở niêm mạc, xuất huyết nội tạng; Có biểu hiện suy tạng; Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng.

Giai đoạn hồi phục sẽ vào khoảng 24 - 48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm, cơ thể bệnh nhân có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch, giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 48 - 72 giờ. Bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn uống trở lại, huyết động ổn định và đi tiểu nhiều. Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ. Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức cho bệnh nhân có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

Khi hệ miễn dịch chiến đấu với virus sốt xuất huyết, người bệnh sẽ sốt cao 3-4 ngày. Lúc này, chỉ được dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol đơn chất, liều dùng 10-15mg một kg cân nặng mỗi lần. Ví dụ có thể dùng hạ sốt Hapacol do DHG Pharma sản xuất. trong mỗi gói Hapacol có chứa Paracetamol đơn chất, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Paracetamol làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.

Ở liều điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương Aspirin nhưng Paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày.

Paracetamol có trong Hapacol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận. Hapacol 150 chứa 150 mg Paracetamol, thích hợp cho trẻ em từ 1 đến 3 tuổi. Với dạng bào chế thuốc bột sủi bọt, hòa tan trong nước trước khi uống.

Thuốc hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc và người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Sốt xuất huyết và “bí quyết” hạ sốt không thể bỏ qua - 3

Hapacol 250 với hoạt chất chính paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433

Nguồn: Khám phá.