Trong quá trình tìm kiếm chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, có rất nhiều người mắc phải những quan niệm sai lầm.
1. Những quả trứng sẫm màu luôn tốt hơn
Những thực phẩm “sẫm màu” thường được mọi người cho là nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng giá trị dinh dưỡng của một quả trứng chẳng hề liên quan đến màu sắc của chúng. Một quả trứng có đảm bảo dinh dưỡng hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự khỏe mạnh của gà mái và thực phẩm mà chúng ăn.
2. Uống nước khoáng là tuyệt đối an toàn
Quan niệm của nhiều người cho rằng trong nước khoáng chứa rất nhiều dưỡng chất, rất có ích cho cơ thể con người. Thế nhưng nước khoáng cũng dễ bị nhiễm các chất có hại trong đất. Gần đây, các nhà khoa học Hà Lan đã tiến hành kiểm nghiệm 68 loại nước khoáng đóng chai từ 19 quốc gia cho thấy khả năng nhiễm các vi sinh vật và vi khuẩn rất cao. Hơn nữa số lượng vi khuẩn còn vượt qua tưởng tượng của chúng ta rất nhiều lần. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu mà nói, các vi khuẩn trong nước đóng chai có thể là những mối nguy hiểm tiềm tàng đối với họ.
3. Rau quả tươi luôn tốt hơn rau quả đông lạnh
Nếu như rau quả tươi ở đây để chỉ rau quả vừa mới hái từ vườn thì sẽ không có vấn đề gì để nói. Nhưng trên thực tế, những thứ mà chúng ta đi chợ vẫn gọi là “rau quả tươi” chưa chắc đã đúng như tên gọi của chúng mà thông thường đã được bảo quản vài ngày. Vitamin trong rau quả trong quá trình cất giữ và bào quản dần bị tiêu hao còn rau quả được đông lạnh có thể bảo tồn được lượng dưỡng chất có trong đó.
4. Mật ong rất có lợi trong việc giảm cân
Nếu như bạn hy vọng dùng mật ong có thể giảm cân thì đó là một sai lầm. Trên thực tế lượng Kali, kẽm, đồng và hàm lượng dinh dưỡng trong mật ong tương đối cao, cứ 100 gram mật ong chứa 303 calo còn 100 gram đường là 399 calo. Đúng là lượng calo mật ong ít hơn nhưng nếu thường xuyên sử dụng thì hoàn toàn không có lợi cho việc giảm béo.
5. Đường đỏ luôn tốt hơn đường trắng
Đường đỏ hay đường trắng đều được lấy ra từ hoa quả hoặc cây mía mà ra, nhưng công nghệ chế tạo đường đỏ thường đơn giản hơn, nên độ ngọt của đường đỏ không bằng đường trắng. Có điều, lượng Glucozơ và xenlulozơ cũng như khả năng giải phóng năng lượng và hấp thu của hai loại đường là như nhau nên đường đỏ cũng không có gì tốt hơn.
6. Ăn khoai tây dễ gây béo
Rất nhiều người coi khoai tây là một thực phẩm xấu, thế nhưng điều này không đúng. Trong khoai tây đúng là có rất nhiều tinh bột nhưng lương nước của nó chiếm đến hơn 70%, hơn nữa khoai tây còn có nhiều xenlulozơ gây cảm giác no, cho nên nên việc thường xuyên dùng thay các thực phẩm chính như gạo, bánh mì thì có thể hỗ trợ giảm cân rất tốt. Khoai tây vốn bị mọi người coi là thực phẩm gây béo là do cách nấu không hợp lí, đó chính là chế biến thành khoai tây rán, khoai tây chiên. Làm như vậy khoai tây sẽ hút một lượng dầu lớn làm, hàm lượng calo tăng lên hơn 200 kcal. Cho nên khoai tây không có tội trong việc giảm cân của bạn
7. Uống cà phê không tốt cho cơ thể
Cà phê khiến lượng sắt trong cơ thể bị mất đi, thế nhưng trong khi pha cà phê nếu bổ sung thêm một lượng sữa bò sẽ giải quyết được điều này. Thực tế cho thấy, cà phê có rất nhiều lợi đối với cơ thể, chúng làm tế bào não trở nên hưng phấn hơn. Buổi sáng thức dậy nếu tinh thần mệt mỏi, ể oải thì hãy uống một cốc cà phê, điều này sẽ khiến não bộ lập tức tỉnh táo. Cà phê chỉ có hại khi uống quá nhiều mà thôi.
8. Ăn tối dễ gây béo phì
Nếu như quan điểm này chính xác thì phải đến 99% người trên quả địa cầu này thuộc dạng béo phì. Thực tế, chỉ khi nào buổi tối ăn quá no mới dẫn đến hiện trạng này mà thôi, nếu như lượng calo nạp vào quá nhiều thì sẽ đẫn đến tình trạng tăng cân. Nhưng cần chú ý đừng nên ăn quá muộn, điều này sẽ làm dạ dày vận động quá sức gây khó ngủ.