Một phụ nữ 32 tuổi, khi mang thai 3 tháng đã phát hiện bên ngoài âm hộ mọc tầng tầng lớp lớp “mụn thịt”, nào ngờ đi khám là mụn sinh dục. Bất ngờ hơn nữa khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt, thuộc Khoa sản của Bệnh viện Bác Nhân, Đài Bắc chia sẻ với Ettoday về một trường hợp, Tiểu Hân, 32 tuổi đang mang thai 3 tháng, phát hiện bên ngoài âm hộ có “thịt mọc lồi lên”, kèm theo ngứa, khi gãi dễ bị vỡ và chảy máu. Sau đó số lượng mụn thịt ngày càng tăng lên, mọc tầng tầng lớp lớp xếp chồng lên nhau. Khi đến phòng khám địa phương, cô được chẩn đoán nhiễm mụn cóc sinh dục, phải chuyển đến bệnh viện lớn.
Sau đó, Tiểu Hân đã đến Khoa phụ sản của Bệnh viện Bác Nhân. Do bị nhiễm mụn sinh dục khi mang thai nên không thể sử dụng thuốc để điều trị, hơn nữa phạm vi mọc mụn tương đối lớn. Tiểu Hân đang bị mắc kẹt giữa khoa Da liễu và Khoa phụ sản, bởi không bác sĩ nào dám nhận điều trị trường hợp của Tiểu Hân.
Tiểu Hân mọc mụn sinh dục ở vùng kín nhiều đến mức bác sĩ không nhìn thấy tử cung và âm đạo. (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, Tiểu Hân khi mang thai ở tháng thứ 5, cô đã tìm tới bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt để được giúp đỡ. Bác sĩ Trịnh nói: “Mụn sinh dục ban đầu như một “bông hoa” nhỏ, nhưng thời gian dài không được điều trị đã biến thành một “vườn hoa”. Khi tôi nhìn thấy, tôi cũng bị sốc, bởi vì khu vực mọc mụn sinh dục của thai phụ nằm trong khoảng từ lông mu đến âm đạo, cổ tử cung, lại đến hậu môn và hai bên đùi trong. Nó nhiều tới mức hầu như không thể nhìn thấy âm đạo và tử cung”.
Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt giải thích, trong trường hợp phát hiện lượng nhỏ mụn sinh dục, đa số bác sĩ sẽ lựa chọn dùng thuốc, nếu số lượng quá nhiều sẽ sử dụng biện pháp đốt điện hoặc đông lạnh, nhưng dùng thuốc có thể gây quái thai, vì vậy không phù hợp với phụ nữ mang thai. Hơn nữa vì vùng mụn sinh dục quá lớn, không bác sĩ nào sẵn sàng chấp nhận điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt
Bác sĩ Trịnh nói: “Tôi chết lặng trong phòng khám, tôi phân vân chưa biết làm thế nào để gây tê cục bộ trong trường hợp này. Trong trường hợp bình thường sẽ đốt mụn thông qua gây mê cục bộ, chỉ mất khoảng 3-5 phút. Tuy nhiên, trường hợp của Tiểu Hân phải mất 1 tiếng, trong khi đó gây mê cục bộ chỉ được một thời gian ngắn, phụ nữ mang thai tốt nhất không dùng gây mê toàn thân. Do đó, thai phụ cần phải nhập viện, gây mê nửa cơ thể để tiến hành đốt mụn sinh dục”.
Khi Tiểu Hân được đưa vào phòng phẫu thuật, tất cả y bác sĩ tham gia ca phẫu thuật đều rất ngạc nhiên và hỏi: “Tại sao lại tiếp nhận trường hợp này?” họ vừa nói vừa chuẩn bị dụng cụ để đốt điện cho thai phụ. Cuối cùng sau 1,5 tiếng, ca phẫu thuật cũng hoàn thành. Bác sĩ Trịnh nói đây chính là trường hợp khó quên nhất trong suốt 30 năm làm nghề y của ông.
Thời gian ủ bệnh của mụn sinh dục lâu, nên có người 1 năm không quan hệ những vẫn nhiễm mụn sinh dục. (Ảnh minh họa)
Khi nói đến mụn sinh dục, mọi người sẽ đều nghĩ đến là do lây qua đường sinh dục, nhưng điều khiến Tiểu Hân hoài nghi đó là, từ sau khi biết mang thai, đã 5 tháng cô và chồng không quan hệ tình dục, vậy tại sao lại nhiễm bệnh? Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt giải thích, thời kỳ ủ bệnh của mụn sinh dục trung bình là 3 tháng, có trường hợp 8 tháng, thậm chí có người 18 tháng, do đó có người qua 6 tháng, thậm chí 1 năm không quan hệ tình dục nhưng vẫn bị nhiễm mụn sinh dục.
Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt cũng nhắc nhở, phụ nữ mang thai bị mụn sinh dục có thể gây tiếp xúc với thai nhi, nghiêm trọng có thể dẫn đến mọc mụn sinh dục trong khí quản của thai nhi, nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Vì vậy, khi sinh nhất định phải lựa chọn phương pháp sinh mổ để bảo vệ an toàn cho trẻ.