Thiếu nữ 18 tuổi có “cô bé” lạ thường bị vô số đàn ông hỏi một điều thô thiển này

Ngày 18/02/2023 11:50 AM (GMT+7)

Sau khi dũng cảm lên tiếng về bệnh lý hiếm gặp ở vùng kín, cô gái Anh Elsie Slaats nhận một loạt bình luận khiếm nhã từ những nam giới trưởng thành.

Elsie Slaats, một sinh viên 18 tuổi ở Norwich (Anh), đã vô cùng kinh hoàng trước những bình luận tục tĩu của đàn ông trên mạng sau khi cô lên tiếng về hành trình phát hiện và thích nghi với chứng bệnh MRKH của mình. MRKH là dị tật hiếm gặp ở nữ giới với đặc điểm không có hoặc không phát triển đầy đủ âm đạo, kèm theo những bất thường cơ quan sinh dục.

Mắc tình trạng này, Elsie mãi chưa có kinh nguyệt và năm 16 tuổi, cô bắt đầu phải điều trị bằng phương pháp nong giãn. Quy trình này liên quan đến việc cố gắng làm cho bệnh nhân thoải mái hơn khi quan hệ tình dục và được thực hiện bằng cách đưa một dụng cụ vào bên trong để kéo dài âm đạo.

Khá sốc khi được chẩn đoán mắc bệnh này, Elsie đã trải qua hành trình tự tìm hiểu về vấn đề mình mắc phải, thích nghi và cô đã công khai chia sẻ để nhiều người nhận thức rõ hơn về chứng bệnh hiếm. Elsie đã nói về những trải nghiệm đặc biệt với hơn 33.000 người theo dõi trên trang Tiktok của cô.

Vấn đề là, nhiều người - tài khoản thể hiện là những người đàn ông lớn tuổi, đã vào xem và buông những lời bình luận xúc phạm, quấy rối cô.

Elsie Slaats đã học cách thích nghi và muốn nâng cao nhận thức của mọi người về hội chứng MRKH của mình.

Elsie Slaats đã học cách thích nghi và muốn nâng cao nhận thức của mọi người về hội chứng MRKH của mình.

Dưới một video của Elsie, một nam giới viết: "Xem video của em là tôi “lên đỉnh” luôn”.

Nhiều bình luận khác còn khiếm nhã hơn, bao gồm việc những người đàn ông đề nghị thay thế dụng cụ nong bộ phận sinh dục của cô bằng “cậu nhỏ” của họ. Elsie cũng thường xuyên đối mặt với những câu hỏi cợt nhả như: “Chắc của em “khít” lắm?”.

Dù vậy cô gái 18 tuổi không để những lời thô thiển hạ gục mình. “Với một cô gái trẻ, những kiểu bình luận này thật khó chịu, đặc biệt là khi tôi đang cố gắng tạo nội dung để nâng cao nhận thức," Elsie nói.

"May mắn thay, tôi khá bình tĩnh và tôi không để những lời nhận xét đó ảnh hưởng tiêu cực tới mình. Tôi rất tự hào vì đã thành công với liệu pháp nong giãn và hy vọng những người gặp tình trạng này cũng sẽ may mắn như vậy”.

Chia sẻ về việc chữa bệnh, Elsie cho biết đó không phải là một hành trình dễ dàng nhưng cô luôn cố gắng tìm cách để mọi thứ dễ chịu hơn.

"Tôi cũng tự hào về cách bản thân đã đối mặt với hội chứng này và tác động của tôi đối với những cô gái có hoàn cảnh tương tự", thiếu nữ chia sẻ.

Cô nói thêm: "Tôi đã gặp rất nhiều người tuyệt vời thông qua mạng xã hội và vào những ngày tồi tệ, tôi đọc những tin nhắn và bình luận tích cực và cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Những điều đó nhắc nhở về lý do vì sao tôi tạo tài khoản chia sẻ trên mạng”.

Elsie Slaats chia sẻ về hành trình điều trị bệnh của mình trên mạng xã hội.

Elsie Slaats chia sẻ về hành trình điều trị bệnh của mình trên mạng xã hội. 

Ban đầu, Elsie đến gặp bác sĩ vì cô không có kinh nguyệt giống như tất cả các bạn gái cùng tuổi và cảm thấy "cô bé” của mình không phát triển theo cách mà hầu hết các cô gái đều có.

Nói về thời điểm được chẩn đoán bệnh, Elsie kể: "Đó là khoảng thời gian đầy cảm xúc khi tôi 16 tuổi, nó khiến tôi cảm thấy hoang mang, không hiểu tương lai và cuộc sống của mình sẽ bị ảnh hưởng thế nào đây. Viễn cảnh mắc MRKH là một cú sốc đối với cả tôi và mẹ tôi”.

Cô gái chia sẻ, mỗi ngày, kể cả khi thực hiện những công việc thường nhật, cô đều có những cảm xúc nặng nề. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ của người bạn thân và gia đình, cô đã dần lấy lại tinh thần và niềm tin vào bản thân cũng như tương lai.

"Căn bệnh có thể khiến các mối quan hệ trở nên khó khăn, nhưng không phải vì có ai đó phân biệt đối xử với tôi do tôi mắc bệnh, mà chủ yếu là do tôi cảm thấy bất an. Đôi khi tôi lo lắng rằng tôi không thể mang lại cho mọi người những điều giống như các cô gái khác có thể. Thật khó để tôi cảm thấy tự tin 100% vào bản thân và tôi sẽ rơi vào cái bẫy so sánh mình với người khác, điều này dễ khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng khi tôi dễ ghen hoặc không tin tưởng vào đối tác", cô gái bày tỏ.

Hội chứng MRKH ảnh hưởng tới phụ nữ thế nào?

Hội chứng MRKH là một rối loạn bẩm sinh hiếm gặp, ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản của phụ nữ. Những người mắc hội chứng này khi sinh ra đã không có tử cung, cổ tử cung hoặc 2/3 âm đạo, song về mặt di truyền họ được xác định giới tính nữ.

Đa số những người mắc MRKH không thể hiện triệu chứng gì cho tới khi trưởng thành.

Đa số những người mắc MRKH không thể hiện triệu chứng gì cho tới khi trưởng thành. 

Những phụ nữ mắc hội chứng MRKH không có kinh nguyệt, không thể mang thai. Đa số họ vẫn có nhiễm sắc thể nữ bình thường và có trứng ở buồng trứng nên có thể sinh con nhờ thụ tinh ống nghiệm và mang thai hộ.

Phần lớn phụ nữ mắc tình trạng này có âm đạo không phát triển đủ lớn để quan hệ tình dục. Để có thể thực hiện việc này, họ cần trải qua quá trình điều trị gọi là sự nong giãn: Các bác sĩ sẽ dùng cách để kéo dài chiều dài của âm đạo, gồm sử dụng ống nhựa được phân loại có chiều dài ra và rộng khác nhau, trong thời gian dài để kéo căng da âm đạo. Dưới áp lực, mô da sẽ kéo dài ra, từ đó âm đạo có kích thước phù hợp hơn. Bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong suốt quá trình điều trị và khi thành công, họ có thể tận hưởng việc quan hệ tình dục.

Người mắc MRKH không thể hiện triệu chứng rõ ràng và phần lớn chỉ phát hiện ra khi trưởng thành - khi không có kinh nguyệt hoặc cố gắng làm “chuyện ấy” mà không được. Để được chẩn đoán chính xác tình trạng này, người bệnh cần được khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. 

Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được nghiên cứu đầy đủ, do bệnh này khá hiếm người mắc. Theo Viện Y tế Quốc Gia Anh, MRKH có thể hình thành từ bất thường trong quá trình sinh sản khiến cơ thể không phát triển hoàn chỉnh cơ quan sinh dục. Một số nghiên cứu cho rằng MRKH có thể do di truyền và môi trường.

Bỏ chồng 5 năm không một lần quan hệ tình dục với ai, liệu cô bé của tôi có bị nhỏ lại?
Với chị em nếu đã quan hệ tình dục sau đó dừng lại một thời gian dài, liệu bộ phận sinh dục có bị teo đi? Ths.BS Phạm Minh Ngọc - Phó giám đốc Trung...

Quan hệ tình dục

Yên Minh (Theo Daily Star)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ