Nghe tới đây thì tôi sốc hẳn, cảm giác 2 tai ù đặc trước những gì nghe thấy từ chính miệng người đàn ông mình từng hết lòng tôn trọng, tin tưởng cho rằng anh biết sống hiếu nghĩa. Vậy mà thật không ngờ, anh lại có thể nói ra những lời như vậy.
Tôi với chồng yêu xa. Anh ngỏ lời yêu tôi được vài tháng thì nhận quyết định chuyển công tác vào miền Nam 2 năm, vài tháng mới ra thăm bạn gái được 1 lần. Vì vậy tính ra thời gian hẹn hò của chúng tôi thì nhiều, nhưng thời gian gần nhau rất ít.
Hết đợt công tác, ra Bắc là anh dẫn gia đình tới gặp bố mẹ tôi xin cưới. Vì chuyện tình cảm của 2 đứa đều được bố mẹ 2 bên tán thành nên mọi thứ đều diễn ra êm đẹp đúng như kế hoạch.
Hôm cưới, bố mẹ đẻ tôi lên trao cho con gái chiếc kiềng vàng 3 chỉ, anh trai tặng 2 chỉ. Ngoài ra cô dì chú bác cũng tặng thêm vài chỉ nữa. Bên nhà trai trao cho chúng tôi nhiều hơn, riêng bố mẹ chồng đã đeo cho tôi dây chuyền, lắc vàng trị giá 1 cây vàng, anh chị em anh tập trung lại cũng tặng thêm cho chúng tôi gần 2 cây. Nói chung, quà cưới mọi người trao tặng là tấm lòng, tôi đều trân trọng, không phân biệt nhiều ít vì đó là tình cảm gia đình, người thân dành cho mình.
Vì chuyện tình cảm của 2 đứa đều được bố mẹ 2 bên tán thành nên mọi thứ đều diễn ra êm đẹp. (Ảnh minh họa)
Hôn lễ kết thúc, tôi thay đồ xuống dọn dẹp cùng mọi người. Song việc về phòng đã thấy chồng ngồi bên thùng tiền mừng, anh kiểm phong bì đâu ra đó, nhà trai, nhà gái để riêng rồi bảo:
“Tiền mừng của em chỉ bằng một phần 3 của anh”.
Chồng nói vậy tôi cũng có chút bất ngờ nhưng vẫn nhẹ nhàng giải thích:
“Anh nhiều bạn bè hơn. Họ hàng bên nhà anh cũng đông hơn. Bản thân em ít bạn, lại chỉ mời những ai thân thiết nên tiền mừng hạn chế hơn anh là điều dễ hiểu”.
Tưởng câu chuyện sẽ dừng lại ở đây. Không ngờ chồng tôi lại thở dài nói thêm:
“Người ngoài mừng thế nào, anh không để ý, so đo. Nhưng bên nhà em, mang tiếng có mỗi cô con gái mà ngày lấy chồng chỉ cho được vài chỉ vàng, trong khi bên nội cho ngần ấy. Thật sự không hiểu người nhà em nghĩ gì”.
Câu nói của chồng làm tôi có chút sững sờ. Vợ còn chưa kịp nói lại, anh đã cười nhạt bảo tiếp:
“Thôi, cho sao thì sau này nhận lại vậy. Sau em đừng đòi hỏi anh phải có trách nhiệm chăm lo, hay đối đãi công bằng với bên nhà ngoại em”.
Nghe tới đây thì tôi sốc hẳn, cảm giác 2 tai ù đặc trước những gì nghe thấy từ chính miệng người đàn ông mình từng hết lòng tôn trọng, tin tưởng cho rằng anh biết sống hiếu nghĩa. Vậy mà thật không ngờ, anh lại có thể nói ra những lời như vậy.
Quá thất vọng, tôi bước tới cạnh chồng bảo:
“Vậy theo anh, bố mẹ tôi gả con gái cho anh xong cần phải các thêm bao nhiêu tiền vàng nữa mới đủ khiến anh vừa lòng?
Quà cưới bố mẹ tôi cho con gái về nhà chồng chỉ gọi là tượng trưng cho tình cảm họ dành cho chúng ta. Anh đừng mang tiền vàng ấy làm thước đo để đánh giá họ. Bởi với bố mẹ tôi, con gái chính là tài sản vô giá không gì so sánh được. Họ dành cả đời để chắt chiu, nuôi tôi ăn học, trang bị cho tôi mọi thứ tốt nhất rồi gả cho anh mà không đòi hỏi hay có bất cứ yêu cầu gì. Họ cũng chẳng mong anh báo đáp nên anh không phải lo trách nhiệm này khác làm gì.
Hơn nữa, bản thân tôi cũng không muốn buộc chân gắn bó với người chồng mang tiền ra đánh giá nhà vợ. Bởi vậy cuộc hôn nhân của chúng ta cần phải xem xét lại”.
Câu nói của chồng làm tôi sững sờ, 2 tai ù đặc. (Ảnh minh họa)
Nói xong tôi đi thẳng vào trong, ôm gối quay ra ghế nằm rồi tuyên bố:
“Tối nay chúng ta ngủ riêng. Sáng mai dậy sẽ bàn bạc lại xem có thể cùng nhau đi tiếp hay không”.
Lúc này anh hoảng hẳn, vội vàng ôm vợ năn nỉ:
“Là anh uống quá chén, ăn nói thiếu suy nghĩ. Vợ đừng trách giận anh. Anh không có ý gì cả. Anh hứa sau này không bao giờ phải để vợ phải suy nghĩ”.
Anh xuống nước, giải thích mãi tôi mới nguôi giận. Nhưng thú thực dù chồng đã nhận sai thì trong lòng tôi vẫn không tránh khỏi sự hụt hẫng, thất vọng.